4 cách phòng ngừa đột quỵ não mùa lạnh ai cũng cần biết
Thời tiết lạnh là một trong những yếu tố gây ra đột quỵ não. Việc chủ động phòng ngừa đột quỵ vào mùa lạnh là điều cần thiết giúp bạn tránh khỏi rủi ro này.
Ăn uống lành mạnh ngăn ngừa đột quỵ
Mùa đông là thời điểm mà nguy cơ đột quỵ tăng cao hơn do nhiều yếu tố như thời tiết lạnh, thay đổi chế độ sinh hoạt và thói quen ăn uống. Để bảo vệ sức khỏe phòng ngừa đột quỵ vào mùa đông, việc áp dụng một chế độ ăn uống khoa học là rất quan trọng, cụ thể như sau:
- Tăng cường chất xơ trong khẩu phần ăn: Chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát cholesterol và huyết áp. Bạn nên bổ sung. Nên ăn nhiều trái cây và rau củ mỗi ngày, các loại rau xanh như cải bó xôi, bông cải xanh và trái cây như táo, chuối rất tốt cho sức khỏe. Ngoài ra bạn nên lựa chọn ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, yến mạch và bánh mì nguyên cám để cung cấp chất xơ mỗi ngày.
- Giảm thiểu muối và đường: Thực phẩm nhiều muối và đường có thể làm tăng huyết áp và cholesterol từ đó tăng nguy cơ đột quỵ. Để giảm thiểu nguy cơ đột quỵ, bạn nên tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn và thực phẩm mặn, thay vào đó, sử dụng gia vị tự nhiên như tiêu, tỏi và thảo mộc. Bên cạnh đó bạn cũng nên hạn chế đồ uống có đường và đồ ngọt.
- Bổ sung chất béo lành mạnh: Bạn nên ăn các thực phẩm chứa nhiều chất béo không bão hòa, có lợi cho sức khỏe tim mạch như cá hồi, cá thu, các loại cá béo khác chứa nhiều Omega-3 để giúp làm giảm viêm và cải thiện sức khỏe tim mạch.
- Uống đủ nước: Mùa lạnh, nhiều người thường quên uống nước. Thiếu nước có thể làm tăng độ nhớt của máu, dẫn đến nguy cơ đột quỵ, do dó hãy nhớ uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.
Giữ ấm cơ thể để phòng ngừa đột quỵ mùa lạnh
Khi mùa đông đến, giữ ấm cơ thể là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe cũng như phòng ngừa cơn đột quỵ. Dưới đây là một số cách hiệu quả để bạn duy trì sự ấm áp trong những ngày lạnh giá.
- Mặc đủ ấm: Chọn trang phục phù hợp bằng cách mặc nhiều lớp quần áo, bắt đầu với lớp lót giữ nhiệt, tiếp theo là áo khoác dày và đừng quên mũ, găng tay và khăn quàng cổ. Chọn chất liệu giữ ấm như vải len, bông hoặc các chất liệu tổng hợp giữ nhiệt tốt hơn so với cotton.
- Khi ở nhà, sử dụng chăn dày để giữ ấm lúc ngồi hoặc nằm, bạn có thể sử dụng đệm giữ nhiệt hoặc chăn điện trong khi ngủ.
- Uống nước nóng sẽ giúp cơ thể ấm lên từ bên trong, tránh đồ uống lạnh vào mùa đông.
- Tham gia các hoạt động thể chất nhẹ nhàng giúp tăng cường lưu thông máu. Tránh tập ngoài trời vào lúc sáng sớm khi trời còn nhiều sương. Nếu có thể, hãy tập trong nhà để hạn chế tiếp xúc với không khí lạnh.
- Giữ ấm từ bàn chân và bàn tay bằng cách đeo tất dày và găng tay khi ra ngoài để bảo vệ bàn tay và chân khỏi lạnh.
- Kiểm soát nhiệt độ trong nhà bằng cách sử dụng máy sưởi đảm bảo không gian sống của bạn được sưởi ấm đầy đủ.
- Đóng kín cửa và cửa sổ: Ngăn không cho không khí lạnh vào nhà bằng cách đóng kín cửa và sử dụng rèm để giữ nhiệt.
Kiểm soát các bệnh nền
Mùa lạnh có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ, đặc biệt đối với những người có bệnh nền như bệnh tim mạch, tiểu đường hoặc huyết áp cao. Dưới đây là những cách để kiểm soát các yếu tố nguy cơ này, giúp bảo vệ sức khỏe trong mùa đông:
- Theo dõi huyết áp bằng cách đo huyết áp định kỳ để phát hiện sớm sự thay đổi. Ăn hạn chế muối và tăng cường thực phẩm giàu kali để kiểm soát huyết áp tốt hơn.
- Thực hiện chế độ ăn uống cân bằng, ăn nhiều trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc.
- Tập thể dục thường xuyên như tham gia các hoạt động thể chất nhẹ nhàng để cải thiện sức khỏe tim mạch.
- Đối với người bị tiểu đường, việc kiểm tra đường huyết thường xuyên là rất quan trọng bằng cách sử dụng thuốc và duy trì chế độ ăn uống khoa học.
- Duy trì cân nặng hợp lý: Giảm cân nếu cần thiết để giảm áp lực lên tim và mạch máu. Bạn nên thực hiện chế độ ăn uống ít calo, ăn nhiều thực phẩm ít calo nhưng giàu dinh dưỡng.