NHÀ ĐẸP

Người xưa chọn vị trí nhà ở như thế nào?

27/11/2024 - 12:15

Khi mua nhà và chọn nhà, người xưa sẽ luôn ưu tiên vị trí khu vực của ngôi nhà nằm ở đâu, đây cũng chính là điều mà người hiện đại rất quan tâm. Vậy người xưa quan niệm thế nào về vị trí của một ngôi nhà?

Quan niệm mua nhà của người xưa

Người xưa rất chú trọng đến phong thủy. Về việc chọn địa điểm xây nhà, người xưa có câu: “Đối diện núi xanh sinh con hiếu thảo, quay lưng núi bằng sinh bậc hiền nhân”. Câu tục ngữ này phản ánh tầm quan trọng trong việc chọn nhà ở gắn liền với môi trường sống, đặc biệt là ở khu vực vùng núi, nơi mà vị trí của ngôi nhà được coi là có liên quan mật thiết đến vận mệnh của gia đình.

Về lý do tại sao ngôi nhà lại phải hướng mặt về núi xanh có liên quan đến ánh nắng mặt trời. Tất nhiên, ngoài vấn đề về ánh sáng mặt trời, việc đối mặt với những ngọn núi xanh còn có một lợi ích khác. Khi ngắm nhìn những ngọn núi xanh tươi tốt mỗi ngày, sẽ khiến mọi người cảm thấy dễ chịu và có tâm trạng tốt hơn.

Vì vậy, núi xanh từ xa xưa đã tượng trưng cho lòng hiếu thảo và lòng trung thành. “Thanh sơn hữu hạnh mai trung cốt, bạch thiết vô cô chú nịnh thần” (Dịch nghĩa: Núi xanh may mắn được làm nơi chôn cất người trung lương/ Sắt trắng uổng thay đúc tượng tên nịnh thần – ám chỉ gian thần Tần Cối).

 Ảnh minh họa/Nguồn: Adobe stock

 Ảnh minh họa/Nguồn: Adobe stock

Người xưa rất coi trọng lòng hiếu thảo, kể cả hoàng thân quốc thích. Từ xưa đến nay, “Vạn ác dâm vi thủ, bách hạnh hiếu vi tiên” (Vạn điều ác thì tà dâm là đứng đầu, trăm cái nết thì hiếu kính là trước hết), câu nói này là trung tâm của văn hóa Á Đông, có sức mạnh chi phối cực kỳ mạnh mẽ, nó cũng có tác dụng rất to lớn. Có thể thấy người Á Đông coi trọng đạo hiếu đến nhường nào. Vì vậy, người xưa muốn chọn ngôi nhà đối mặt với núi xanh cũng là lý do này.

Người xưa cũng yêu cầu ngọn núi phải cách xa nhà một khoảng cách nhất định, khoảng cách này là khoảng không gian mở, gọi là Minh đường, thường là hơn một trăm bước đối với một người trưởng thành. Ngôi nhà đối với núi cũng rất được chú ý, cửa không nên đối diện với khe núi, cổng sân không nên đối diện với đá nhọn.

“Quay lưng núi bằng sinh hiền nhân” chính là ở vùng nông thôn miền núi thường xây nhà dựa vào núi, như vậy mới tụ được phong thủy, nhưng kỵ húy núi nhọn ở phía sau nhà, hoặc là có hình đầu ngỗng, đầu vịt, đầu gà hướng vào nhà. Nếu bạn thích những ngọn núi non trùng điệp thì núi bằng là lý tưởng nhất.

Dân gian có câu: “Sau nhà có đầu gà thì con cháu sẽ sầu. Nếu núi nhọn đối vào nhà thì đời sau sẽ không có người hiền”. Phía sau nhà có núi bằng, nhà xây trên sườn dốc thoai thoải, ngôi nhà như thế này dễ sinh ra nhân tài.

Ngoài yếu tố tâm lý, nếu nhà đối mặt với núi bằng phẳng, khi mưa xuống nước mưa sẽ dễ dàng tràn vào nhà. Nếu nhà quay lưng lại với núi bằng thì nước mưa sẽ khó có thể đổ thẳng vào nhà. Do vậy phía sau là núi bằng cũng có một số điểm tốt.

Nói chung nếu là núi quá bằng phẳng thì rất dễ có rắn, chuột và các động vật khác sẽ trực tiếp trèo xuống từ trên cao. Vì vậy nhà cần phải quay lưng với núi bằng cũng là để hạn chế những con vật này vào nhà sẽ ảnh hưởng đến tính mạng của người dân.

Theo GIA ĐÌNH VIỆT NAM
Nguồn: https://giadinhonline.vn/nguoi-xua-chon-vi-tri-nha-o-nhu-the-nao-d202849.html
...