Giá xăng hôm nay 11/01: Giữ đà tăng?
Giá xăng hôm nay 11/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.
Bảng giá xăng dầu hôm nay 11/01 sẽ được Báo Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục trong các bản tin thị trường. Để cập nhật nhanh nhất thông tin giá xăng dầu hôm nay, quý vị độc giả vui lòng bấm F5. BTV cập nhật liên tục.
Giá xăng dầu trong nước
Giá bán lẻ xăng dầu trong nước ngày 11/01/2025 được áp dụng theo mức giá tại phiên điều hành chiều 09/01 của liên bộ Tài chính – Công Thương
Cụ thể, xăng E5 RON 92 tăng 374 đồng/lít, không cao hơn 20.431 đồng/lít. Giá xăng RON 95 tăng 273 đồng/lít, không cao hơn 21.019 đồng/lít.
Tương tự, giá các loại dầu cũng đồng loạt tăng. Trong đó, dầu diesel tăng 488 đồng/lít, không cao hơn 19.243 đồng/lít; dầu hoả tăng 410 đồng/lít, lên 19.244 đồng/lít và giá dầu mazut tăng 83 đồng/kg, không cao hơn 16.182 đồng/kg.
Đây là lần thứ hai liên tiếp giá xăng dầu tăng kể từ đầu năm 2025 đến nay. So với cùng thời điểm năm ngoái, mỗi lít xăng thấp hơn 900 đồng, dầu là 230 đồng.
Ảnh minh họa.
Giá dầu thế giới
Theo đó, giá dầu thô WTI ở mức 74,11 USD/thùng, tăng 0,19 USD/thùng, tương ứng tăng 0,26%. Dầu thô WTI đóng cửa phiên giao dịch trước đó với mức giá 73,92 USD/thùng, mở cửa phiên hôm nay với giá 74,22 USD/thùng.
Dầu Brent ở mức 77,12 USD/thùng, tăng 0,20 USD/thùng, tương ứng tăng 0,27%. Dầu Brent đóng cửa phiên giao dịch trước đó với mức giá 77,24 USD/thùng và mở cửa phiên hôm nay với mức 77,20 USD/thùng.
Theo các nhà phân tích, giá dầu tăng mạnh do nhu cầu nhiên liệu mùa đông đang tăng lên ở Mỹ. Theo Cơ quan Thời tiết Quốc gia Mỹ, một số khu vực từ phía đông Texas đến phía tây Virginia đã được cảnh báo về bão mùa đông. Thời tiết lạnh ở Mỹ và châu Âu thúc đẩy nhu cầu dầu sưởi.
Mặt khác, điều kiện mùa đông khắc nghiệt có thể dẫn đến gián đoạn nguồn cung cấp dầu vì nhiệt độ đóng băng có thể gây ra tình trạng đóng băng tạm thời và cắt giảm sản lượng.
Gây áp lực lên giá dầu là sự tiếp tục mạnh lên của đồng USD khiến dầu trở nên đắt hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác. Lạm phát cao hơn ở Đức cũng làm dấy lên lo ngại Ngân hàng Trung ương châu Âu có thể không cắt giảm lãi suất trên toàn khu vực đồng euro nhanh như kỳ vọng.