SỐNG KHỎE

Những triệu chứng suy thận không thể xem thường

26/04/2024 - 14:00

Suy thận là căn bệnh ngày càng phổ biến với số lượng người mắc đang có xu hướng tăng nhanh. Vậy dấu hiệu suy thận là gì?

Nhận biết sớm dấu hiệu bệnh suy thận

Suy thận là tình trạng chức năng thận suy giảm dưới mức bình thường. Khi bị tổn thương do nhiều nguyên nhân, thận không thể loại bỏ các chất thải cũng như mất chức năng kiểm soát lượng nước và khoáng chất trong cơ thể, gây hại cho người bệnh. Các dấu hiệu bệnh suy thận bao gồm:

Phù nề

Khi thận bị suy giảm chức năng, các chất lỏng dư thừa sẽ tích tụ trong cơ thể và gây phù, đặc biệt là vùng cổ chân, bàn chân, bàn tay, cổ, mặt,…

 Phù nề là triệu chứng suy thận điển hình

 Phù nề là triệu chứng suy thận điển hình

Buồn nôn

Các chất thải tích tụ trong cơ thể không được đào thải ra ngoài nên người bệnh sẽ có cảm giác buồn nôn và nôn liên tục. Bên cạnh đó, hơi thở còn có thể xuất hiện mùi amoniac hoặc vị kim loại.

Mệt mỏi

Đột nhiên bạn cảm thấy cơ thể mệt mỏi, chán ăn,… rất có thể là do thận đang gặp vấn đề. Bởi khi thận bị suy, các tế bào hồng cầu vận chuyển khí oxy ít làm việc (tình trạng thiếu máu), khiến cơ và não bộ suy nhược.

Cảm giác lạnh liên tục

Khi cơ thể bị thiếu máu do các vấn đề liên quan tới thận, bạn sẽ có cảm giác lạnh ngay cả khi trong phòng ấm. Đặc biệt, sốt và ớn lạnh là những triệu chứng thường gặp khi bạn bị viêm thận.

Ngứa, phát ban ở da

Điều này xảy ra là do khi thận bị suy, sự tích tụ các chất thải trong máu gây ra tình trạng viêm nhiễm và ngứa ở nhiều mức độ, có thể sẽ nặng hơn ngứa dị ứng.

Cần làm gì khi được chẩn đoán suy thận?

Những triệu chứng suy thận ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống, vì vậy, bạn cần có biện pháp phòng ngừa bệnh ngay từ sớm. Để giúp việc chữa trị có hiệu quả, người bệnh suy thận nên chú ý:

Kiểm soát chế độ ăn uống

Chế độ dinh dưỡng hợp lý là một trong những bước quan trọng để bảo tồn chức năng thận cũng như hạn chế biến chứng nguy hiểm do suy thận gây ra, cụ thể: Bổ sung đạm vừa đủ và chất béo lành mạnh; Kiêng các loại carbohydrate tinh chế và tránh thực phẩm gây viêm, dị ứng; Tiêu thụ thực phẩm giàu vitamin C; Hạn chế những trái cây có nồng độ fructose cao như chuối và cam vì chúng khiến thận bị tổn thương; Bổ sung vitamin nhóm B.

 Người bị suy thận cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý

 Người bị suy thận cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý

Thay đổi chế độ sinh hoạt

Người bị suy thận cần tránh tập luyện nặng cũng như làm việc căng thẳng. Chuyên gia khuyên người bệnh chỉ nên lao động nhẹ, tập luyện các bài tập có cường độ vận động thấp như đi bộ, đạp xe, tập yoga,…

Sử dụng sản phẩm thảo dược

Trong tây y đánh giá sự tổn thương do suy thận mạn là không thể hồi phục. Chính vì vậy, mục tiêu điều trị thường là kiểm soát triệu chứng bằng các thuốc giúp ổn định huyết áp, đường huyết cho cơ thể, bổ sung sắt, canxi để ngừa thiếu máu, loãng xương,... Tuy nhiên, tây y không giúp làm tăng cường chức năng thận hay ngăn ngừa được những biến chứng nguy hiểm. Trước những bất cập còn tồn tại của tây y khi điều trị suy thận, để cải thiện bệnh hiệu quả, mọi người cần tìm ra giải pháp giúp tăng cường chức năng thận, giải độc cho cơ thể; Đảm bảo chức năng tiết hormone của thận; Cân bằng điện giải, kiềm toan.

Theo GIA ĐÌNH VIỆT NAM
Nguồn: https://giadinhonline.vn/nhung-trieu-chung-suy-than-khong-the-xem-thuong-d156385.html
...