Những nhóm người nên đặc biệt hạn chế sử dụng mù tạt
Mặc dù có nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên, việc tiêu thụ nước sốt làm từ hạt mù tạt có thể gây nôn mửa, kích ứng dạ dày hoặc ruột và đau bụng và do đó, những người có vấn đề về đường tiêu hóa nên tránh.
Mù tạt là một nguồn dinh dưỡng cho cơ thể
Cây mù tạt có nhiều loại, nhưng hầu hết đều giàu chất dinh dưỡng. Lá của cây mù tạt chứa một lượng đáng kể canxi, đồng và vitamin C, A và K, trong khi hạt của cây đặc biệt giàu chất xơ, selen, magie và mangan.
Lá mù tạt có thể được ăn sống hoặc nấu chín, làm cho loại cây gia vị này trở thành một lựa chọn bổ sung chất dinh dưỡng linh hoạt cho món salad, súp và món hầm. Mù tạt có thể được chế biến theo cách tương tự như rau bina, nhưng sẽ mang lại hương vị nồng hơn và hơi hắc giống như củ cải.
Hạt mù tạt có thể được ngâm trong sữa ấm, đánh bông sau đó thêm vào salad, nghiền hoặc rắc cùng vào các món ăn nóng, hoặc ngâm và sử dụng để làm sốt mù tạt. Sốt mù tạt được cho là cách phổ biến nhất để tiêu thụ cây mù tạt. Loại gia vị ít calo này là một cách đơn giản để bổ sung chất sắt, canxi, selen và phốt pho vào bữa ăn hàng ngày.
Hướng dẫn ăn mù tạt đúng cách
Vốn được biết đến như một loại tương cay ăn kèm nên cách ăn mù tạt đơn giản nhất là dùng chấm trực tiếp hoặc hòa trộn với nước tương (xì dầu). Tuy nhiên mù tạt thường có vị cay nồng hơn so với tương ớt thông thường, do đó bạn hãy chấm từng chút một, tránh chấm “ngập” thức ăn. Bên cạnh đó, vừa ăn vừa thở bằng miệng, hạn chế ngậm chặt miệng vì sẽ làm tăng mức độ cay.
Ai không nên ăn mù tạt?
Vừa là một gia vị tăng hương vị món ăn, mù tạt vừa có tác dụng cải thiện nhiều vấn đề sức khỏe. Song nếu bạn không may thuộc một trong những đối tượng sau thì nên hạn chế sử dụng mù tạt, cụ thể:
Nam giới
Mù tạt là gia vị ngon trong nhà bếp giúp tăng hương vị món ăn, tuy nhiên không phải ai cũng nên thưởng thức loại gia vị này, đặc biệt là nam giới. Theo đó, ăn mù tạt có thể ức chế sự tiết hormone giới tính, dẫn đến liệt dương nên các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo nam giới không nên ăn nhiều loại gia vị này.
Người không có khả năng ăn cay
Tuy thêm một chút cay cay từ mù tạt sẽ giúp món ăn trở nên hấp dẫn hơn bội phần nhưng nếu khả năng ăn cay của bạn bị “giới hạn”, lời khuyên là nên tránh dùng mù tạt, nhằm phòng ngừa tình trạng tê lưỡi hoặc mất vị giác.
Người mắc bệnh dạ dày
Trường hợp đang điều trị các bệnh lý liên quan đến dạ dày như viêm loét dạ dày, đau dạ dày hay thường bị ợ hơi, ợ nóng, bạn cũng cần hạn chế nêm nếm hoặc chấm món ăn với mù tạt.
Người có tiền sử dị ứng
Nếu từng có tiền sử dị ứng ớt, dễ nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy sau khi ăn cay thì bạn phải cẩn trọng và theo dõi chuyển biến sức khỏe trong quá trình sử dụng mù tạt để kịp thời tới cơ sở y tế thăm khám.
Người bị bệnh thận
Người mắc bệnh thận cũng không nên ăn mù tạt vì một số chất trong gia vị cay này sẽ tác động làm tế bào trong thận bị tổn thương, chức năng của thận trở nên suy giảm nghiêm trọng.
Người mới phẫu thuật
Mặc dù mù tạt an toàn để sử dụng, nhưng ở những người bị rối loạn chảy máu hoặc những người vừa phẫu thuật nên tránh dùng mù tạt vì nó có thể làm tăng nguy cơ chảy máu và bầm tím.
Đông lạnh trái cây và rau củ đúng cách để không mất chất dinh dưỡng Cá ngừ đóng hộp có tốt cho sức khỏe không? Công dụng của mù tạt: chống lão hóa, đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương