6 loại thực phẩm đặc biệt tốt cho phổi: Nấu 6 món ăn ngon mà dễ vào mùa đông để nuôi dưỡng phổi, trị ho và làm đẹp da
Đây là 6 loại thực phẩm đặc biệt có lợi cho phổi cũng như các công thức nấu các món ăn ngon tương ứng giúp bạn dễ dàng nuôi dưỡng và làm ẩm phổi.
Nguyên liệu cần chuẩn bị: 50g củ hoa huệ tươi, 200g rau cải cúc, 50g mộc nhĩ hoặc nấm hương (ngâm trước), 2 quả trứng gà, lượng muối vừa phải, lượng nước tương vừa phải, lượng dầu ăn vừa phải.
Cách làm món củ hoa huệ xào trứng, rau cải cúc và mộc nhĩ
Bước 1: Sơ chế sạch sẽ các nguyên liệu gồm rau cải cúc, mộc nhĩ, củ hoa huệ tách các cánh rời ra. Đập trứng vào bát, thêm chút muối rồi đánh đều. Sau đó đặt chảo dầu lên bếp, đun nóng rồi cho trứng vào chiên đến khi chín thì xắt thành từng miếng nhỏ, lấy ra và để riêng.
Bước 2: Đun nóng dầu trong chảo, cho rau cải cúc đã cắt khúc vào xào nhanh. Tiếp theo cho mộc nhỉ thái miếng mỏng và củ hoa huệ vào xào đều. Sau đó bạn thêm trứng chiên, nêm muối và nước tương, xào đều cho ngấm gia vị là có thể lấy ra đĩa.
2. Quả la hán: Thần dược dưỡng ẩm phổi tự nhiên
Quả la hán có tính mát, vị ngọt, tác dụng thanh nhiệt, nhuận phổi, giảm ho, tiêu đờm. Quả la hán đặc biệt thích hợp cho những người bị khó chịu ở cổ họng hoặc người hút thuốc lá lâu năm.
Công thức gợi ý: Lê hầm quả la hán
Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1 quả la hán, 1 quả lê, 1 lít nước, lượng đường phèn thích hợp (tùy thích).
Cách làm lê hầm quả la hán
Bước 1: Gọt vỏ lê và cắt thành từng miếng nhỏ. Dùng lòng bàn tay ấn để tách đôi quả la hán.
Bước 2: Cho lê và quả la hán vào nồi, thêm 1 lít nước rồi đun sôi ở lửa lớn. Sau đó vặn lửa vừa, nấu trong khoảng 15 phút thì cho đường phèn vào nấu thêm 10 phút. Nếu bạn thích vị ngọt tự nhiên thì không cần cho đường phèn.
3. Lê: Loại trái cây có tác dụng làm ẩm phổi và giảm ho
Lê vốn là loại trái cây mang tính lạnh, vị ngọt, có thể giúp làm ẩm phổi, giảm ho, thanh nhiệt và thúc đẩy sản sinh chất lỏng, là thực phẩm tốt để bồi bổ phổi vào mùa thu đông.
Công thức gợi ý: Chè lê, táo đỏ và nấm tuyết
Nguyên liệu: 1 quả lê, 15g nấm tuyết (ngâm trước), 5 quả táo đỏ, 10g kỷ tử, lượng đường phèn thích hợp, 800ml nước.
Cách làm chè lê, táo đỏ và nấm tuyết
Bước 1: Nấm tuyết ngâm nước cho nở mềm rồi rửa sạch và xé thành các miếng nhỏ. Lê gọt bỏ vỏ, cắt thành các khối nhỏ.
Bước 2: Cho nước vào nồi, thêm nấm tuyết và lê vào rồi nấu trong 30 phút. Tiếp theo bạn cho đường phèn và táo đỏ vào, nấu thêm 10 phút nữa. Cuối cùng cho kỷ tử vào nấu trong 2 phút thì tắt bếp. Món ăn hoàn thành, bạn lấy ra bát và thưởng thức.
4. Quất: Hình dạng nhỏ bé nhưng công dụng lớn
Quất rất giàu vitamin C, có tác dụng làm ẩm phổi, giải đờm và tăng cường khả năng miễn dịch. Nó có thể ngăn ngừa cảm lạnh, đặc biệt là khi chuyển mùa.
Công thức gợi ý: Mứt quất
Nguyên liệu cần thiết: 500g quất, 200g đường phèn, lượng mật ong vừa phải.
Cách làm món mứt quất
Bước 1: Dùng muối xoa nhẹ lên vỏ quất để loại bỏ bụi bẩn và tinh dầu trên lớp vỏ. Sau đó ngâm quất trong nước muối pha loãng khoảng 30 phút. Tiếp theo bạn dùng dao tạo các đường chéo trên bề mặt quả quất.
Bước 2: Cho quất và lượng nước thích hợp vào nồi nấu cho đến khi mềm, nước rút gần cạn. Thêm đường phèn vào đun trên lửa nhỏ cho đến khi quất trong suốt, phần nước keo dính. Sau đó bạn cho lượng mật ong vừa phải vào và trộn đều là hoàn thành. Cho mứt quất vào hũ thủy tinh tiệt trùng và dùng dần.
5. Củ cải trắng: Vị thuốc tốt có tác dụng thanh nhiệt, tiêu đờm
Củ cải trắng mang vị ngọt, tính mát, có tác dụng nhuận tràng, làm ẩm cơ thể, thanh nhiệt, giảm đờm, là nguyên liệu phổ biến để bổ bổ phổi vào mùa đông.
Công thức gợi ý: Củ cải cuộn tôm, ngô
Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1 củ cải trắng, 1/3 củ cà rốt, 10 con tôm, 100g ngô ngọt, 1 cây hành lá, lượng muối thích hợp, một chút bột tiêu trắng, lượng dầu ăn thích hợp, 1 thìa canh tinh bột bắp.
Cách làm món củ cải cuộn tôm, ngô
Bước 1: Củ cải trắng bạn gọt bỏ vỏ, rửa sạch rồi cắt thành từng đoạn dài khoảng 10 cm. Sau đó dùng dao cắt thành những lát mỏng, đều hình chữ nhật (lưu ý cắt càng mỏng càng tốt). Sau đó cho vào tô, thêm lượng muối thích hợp, trộn đều và ướp khoảng 15 phút. Tiếp theo vớt củ cải ra, rửa sạch với nước. Sau đó cho nước vào nồi đun sôi, chần củ cải khoảng 20 giây rồi vớt ra, rửa lại bằng nước lạnh.
Bước 2: Tôm tươi lột vỏ, dùng dao băm nhuyễn rồi cho vào tô. Tương tự, băm nhỏ ngô rồi cho vào tô. Cắt cà rốt thành dạng hạt lựu và hành lá xắt nhỏ. Cho tất cả vào tô và đặt sang một bên. Thêm 1 thìa canh dầu ăn, tinh bột bắp, lượng tiêu trắng vừa phải và chút muối vào, trộn đều là nhân đã sẵn sàng.
Bước 3: Dùng đũa lấy một lượng nhỏ nhân, đặt lên một đầu của các lát củ cải rồi cuộn lại. Bạn không nên cho quá nhiều nhân vào một lúc, nếu không mép của các lát củ cải trắng sẽ không dễ dính vào nhau. Sau khi cuộn hết củ cải trắng, lần lượt bày vào đĩa. Nếu còn thừa nhân, bạn có thể cho vào giữa đĩa để tạo hình bông hoa. Sau khi hoàn thành bạn cho vào nồi hấp chín trong khoảng 10 phút.
6. Củ sen: "Thuốc quý trời ban" giúp thanh lọc phổi và dưỡng ẩm cho da khô
Củ sen mang vị ngọt, tính ôn, có tác dụng bổ tỳ, thanh nhiệt, nhuận phổi, đặc biệt thích hợp dùng để nấu canh.
Công thức gợi ý: Canh vịt hầm củ sen, táo đỏ và củ hoa huệ
Nguyên liệu cần chuẩn bị: 200g củ sen, 50g củ hoa huệ, 5 quả đỏ, 50g mộc nhĩ (đã ngâm và rửa sạch), 300g thịt vịt, lượng muối thích hợp, 1 lít nước.
Cách làm món canh vịt hầm củ sen, táo đỏ và củ hoa huệ
Bước 1: Gọt vỏ, rửa sạch rồi cắt củ sen thành từng miếng vừa ăn. Củ hoa huệ rửa sạch. Thịt vịt rửa sạch, chặt miếng rồi chần nhanh rồi vớt ra để riêng.
Bước 2: Cho nước vào nồi, thêm thịt vịt, củ sen, mộc nhĩ và táo đỏ vào đun sôi trên lửa lớn. Sau đó giảm lửa nhỏ đun trong khoảng 1 giờ. Cuối cùng thêm củ hoa huệ và lượng muối thích hợp vào nấu thêm 10 phút, tắt bếp, lấy canh ra tô.
Bằng cách kết hợp hợp lý các thành phần này, chúng ta không chỉ hỗ trợ cung cấp dinh dưỡng toàn diện cho sức khỏe của lá phổi mà còn làm cho chế độ ăn uống hàng ngày của chúng ta trở nên phong phú và thú vị hơn.