GIA ĐÌNH

Mặc cảm chính là cành nhánh của bản ngã

24/03/2024 - 09:30

Chính sự so sánh này bắt đầu tạo nên mặc cảm trong mỗi chúng ta. Ta hơn người thì có mặt cảm tự tôn, ta thua người thì có mặc cảm tự ti và tâm thậm chí thấy ta bằng người cũng là một loại mặc cảm.

Empty

Tâm trí của chúng ta luôn trong đối đãi nhị nguyên, nên vừa nói đẹp thì nó liền nghĩ đến xấu hay nói về thiện thì nó liền liên tưởng đến ác. Khi nói đến điều hay thì liên tưởng đến điều dở.

Người giác ngộ là người đã vượt lên trên tầng đối đãi này, nên khi họ nói đẹp thì cái đẹp đó không phải là đẹp đối với xấu. Đơn giản bởi trong mắt người giác ngộ vạn hữu luôn đẹp. Đẹp vốn như chính nó đang là.

Mỗi người chúng ta đều đẹp. Đẹp như chính chúng ta đang là. Nhưng giây phút ta có sự so sánh thì lập tức ta rơi xuống tầng đẹp xấu của nhị nguyên.

Phật dạy: Bản ngã càng lớn, sĩ diện càng nhiều, càng dễ bị tổn thương

Chính sự so sánh này bắt đầu tạo nên mặc cảm trong mỗi chúng ta. Ta hơn người thì có mặc cảm tự tôn, ta thua người thì có mặc cảm tự ti và tâm thậm chí thấy ta bằng người cũng là một loại mặc cảm.

Bất kể khoảnh khắc nào ta có sự so sánh thì giây phút đó ta đang có mặc cảm. Và mặc cảm chính là cành, nhánh của bản ngã.

Không còn so sánh hơn, kém và bằng là ta đã phá vỡ lớp võ của bản ngã.

Để không còn so sánh thì ta phải sống được ở tầng năng lượng của tâm giác. Ta phải sống được ở tầng năng lượng vượt lên trên đối đãi nhị nguyên. Sống được ở tầng năng lượng này ta sẽ thấy mỗi biểu hiện của vạn hữu đều đẹp, tròn đầy và hoàn hảo như chính nó đang là.

Biểu hiện của bản ngã

Là so sánh, mặc cảm

Là đỗi đãi nhị nguyên

Là nguồn gốc muộn phiền

sống thiền không so sánh

Vượt thoát hơn,kém, bằng

An vui nơi tự tánh

Siêu việt có cùng không

Theo PHẬT GIÁO
Nguồn: https://phatgiao.org.vn/mac-cam-chinh-la-canh-nhanh-cua-ban-nga-d53662.html
...