SỐNG KHỎE

Vảy nến da đầu là gì và cách điều trị hiệu quả

20/08/2019 - 19:00

Vảy nến da đầu là tình trạng rối loạn ở vùng da đầu làm tế bào da khu vực này tăng lên gấp nhiều lần so với bình thường. Tìm hiểu kĩ về bản chất bệnh cũng như các hướng chữa trị vảy nến da đầu sẽ giúp tránh khỏi những biểu hiện dai dẳng và nghiêm trọng của bệnh.

Vảy nến da đầu là gì?

Bệnh vảy nến là một chứng rối loạn da có thể xảy ra bất cứ nơi nào trên da mà da đầu là một trong những khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất. Vảy nến xuất hiện từng mảng hay nhiều hơn, thậm chí có thể ảnh hưởng đến toàn bộ da đầu và có nguy cơ lây lan đến trán, phía sau cổ hoặc tai của cơ thể người bệnh.

Dấu hiệu vảy nến da đầu

Các triệu chứng phổ biến của bệnh vảy nến da đầu bao gồm:

Da đầu có xuất hiện vảy, ban đỏ, các mảng da trở nên thô ráp, gập ghềnh. Những mảng đỏ trên da đầu có kích thước khác nhau nhưng thường cố định và không lan rộng. Đặc biệt là da hay bị cộm cứng, gồ cao và có dấu hiệu viêm nhiễm ở những vị trí tổn thương.

Da đầu người bị vảy nến thường bị khô và xuất hiện lớp vảy trắng có màu đục, xếp thành nhiều lớp và rất dễ bị bong tróc.

 Các mảng da trở nên thô ráp, gập ghềnh, thậm chí có mảng dày là dấu hiệu rõ ràng của vảy nến da đầu - Ảnh minh họa: Internet

 Các mảng da trở nên thô ráp, gập ghềnh, thậm chí có mảng dày là dấu hiệu rõ ràng của vảy nến da đầu - Ảnh minh họa: Internet

Da đầu luôn có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu… Khi gãi bằng tay sẽ dễ gây bong tróc, chảy máu. Từ đó làm cho các tổn thương bị lây sang các vùng khác và lan rộng hơn.

Tóc người bệnh thường bị rụng nhiều và có trường hợp không mọc lại vĩnh viễn, khiến tóc ít hoặc thưa hẳn so với người bình thường.

 Vảy nến da đầu có thể gây nhiễm trùng với những dấu hiệu kèm theo là viêm sưng, bị sưng hạch bạch huyết - Ảnh minh họa: Internet

 Vảy nến da đầu có thể gây nhiễm trùng với những dấu hiệu kèm theo là viêm sưng, bị sưng hạch bạch huyết - Ảnh minh họa: Internet

Dù không đến mức nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh vảy nến da đầu lại khiến nhiều người cảm thấy mặc cảm tự ti, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày.

Ở một số trường hợp bệnh nhân còn bị mất ngủ, ăn không ngon, hay tự ti, lo sợ. Những điều này làm cho hệ miễn dịch ở cơ thể người bệnh bị suy giảm nghiêm trọng.

Bệnh vảy nến da cơ bản sẽ không gây ra chứng rụng tóc, nhưng nếu bạn gãi quá mạnh và nhiều tại những chỗ có lớp vảy hoăc dùng phương pháp điều trị cứng nhắc dẫn đến quá căng thẳng thì có thể dẫn đến rụng tóc tạm thời. Nếu điều này xảy ra, bạn cũng không nên lo lắng nhiều vì thật ra mái tóc sẽ thường mọc trở lại sau khi đã chữa hết bệnh.

Ngoài những triệu chứng trên thì bệnh nhân mắc vảy nến da đầu cũng có thể gặp các triệu chứng khác chưa được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu của bệnh trên cơ thể mình hoặc người thân, bạn bè thì hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Điều cần lưu ý là vảy nến da đầu có thể bị nhiễm trùng với những dấu hiệu kèm theo là viêm sưng, da đầu có mủ và thậm chí bị sưng hạch bạch huyết. Khi thấy có những triệu chứng này, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay hoặc đến cơ quan y tế gần nhất để được điều trị nhanh chóng.

 4 triệu chứng vảy nến da đầu thường gặp - Ảnh minh họa: Internet

 4 triệu chứng vảy nến da đầu thường gặp - Ảnh minh họa: Internet

Nguyên nhân vảy nến da đầu

Bệnh vảy nến là bệnh lý gây ra bởi có sự rối loạn trong hệ thống miễn dịch, khiến các tế bào da phát triển quá nhanh và vì thế tạo ra các mảng da dư thừa ở vùng đầu. Có thể ví von là khi hệ thống miễn dịch gửi tín hiệu lỗi đến các tế bào da và khiến chúng có sự trưởng thành quá nhanh sẽ khiến tình trạng vảy nến xảy ra.

Các tế bào mới liên tục hình thành trong ngày thay vì vài tuần như lịch trình hoạt động bình thường sẽ khiến cơ thể không đào thải được các tế bào da thừa, chúng càng sinh ra càng nằm chồng chất lên nhau, từ đó dẫn đến các mảng da vảy đặc trưng của vảy nến hình thành.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh vảy nến da đầu?

Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh vảy nến da đầu, chẳng hạn như:

Bệnh sử gia đình: Đây là yếu tố quan trọng nhất đối với sự hình thành và gia tăng của vảy nến da đầu. Nếu bạn có bố hoặc mẹ hay cả bố mẹ mắc bệnh này thì nguy cơ bạn có bệnh sẽ rất cao và thậm chí là tăng gấp đôi so với người khác.

Nhiễm vi khuẩn hoặc virus gây bệnh khác: Những người nhiễm HIV có khả năng mắc bệnh vảy nến cao hơn hẳn những người khỏe mạnh.

Trẻ em và thanh thiếu niên bị nhiễm trùng tái phát, hay nghiêm trọng hơn là viêm họng do liên cầu, cũng có nguy cơ mắc bệnh cao.

Căng thẳng hay stress quá độ cũng có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch. Căng thẳng mức độ càng cao càng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Béo phì, thừa cân cũng là một yếu khiến cơ thể dễ mắc bệnh vảy nến da đầu, nhất là ở cùng có các nếp gấp da thừa.

Hút thuốc: thuốc lá không chỉ có hại cho phổi, thận, làm suy giảm hoạt động hô hấp mà còn là mối nguy hại lớn với da đầu vì nó khiến bệnh vảy nến xuất hiện nhanh chóng và nghiêm trọng hơn.

 Nhuộm tóc thường xuyên cũng là một trong những nguyên nhân gây nên chứng vảy nến da đầu - Ảnh minh họa: Internet

 Nhuộm tóc thường xuyên cũng là một trong những nguyên nhân gây nên chứng vảy nến da đầu - Ảnh minh họa: Internet

Trị vảy nến da đầu

Trong hầu hết các trường hợp, việc chẩn đoán bệnh vẩy nến khá đơn giản và bao gồm các phương pháp dưới đây:

Khám sức khỏe và bệnh sử

Kiểm tra bệnh sử và làn da, da đầu và móng tay người bệnh sẽ giúp các bác sĩ chẩn đoán bệnh hiệu quả.

Sinh thiết da là bước cần thiết để bác sĩ xác định bệnh nhân có bị bệnh vảy nến không. Ở bước này, người ta sẽ lấy một mẫu da nhỏ quan sát dưới kính hiển vi để xác định bệnh vẩy nến và từ đó loại trừ các chứng rối loạn khác. Sinh thiết da thường được thực hiện tại phòng khám sau bước gây tê cục bộ.

Chữa vảy nến da đầu theo chỉ định của bác sĩ

Bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chữa trị khác nhau tùy theo từng tình trạng bệnh của bệnh nhân sao cho phù hợp và hiệu quả nhất.

Dùng thuốc

Thuốc điều trị vảy nến da đầu được sử dụng dưới nhiều dạng khác nhau như thuốc uống, thuốc bôi và thuốc tiêm. Trong đó, những loại thuốc thông dụng được dùng nhiều như:

Corticoid: dùng trong trường hợp vẩy nến da đầu ở mức độ nhẹ. Có tác dụng điều trị viêm ngứa, các tổn thương ngoài da.

Retinoid: giúp giảm viêm và ngứa nhưng lại lưu ý là thuốc này dễ gây kích ứng khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Acid salicylic: thúc đẩy quá trình tái tạo da và hạn chế sự lan rộng của các tổn thương. Hoạt chất này cũng hay có trong một số loại dầu gội khác dành riêng cho bệnh nhân bị vẩy nến.

Cyclosporine: có chứa chất làm ức chế hoạt động của hệ miễn dịch. Nhưng sử dụng trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng của da và làm người bệnh có thể gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Không chỉ các loại thuốc trên mà khi dùng bất cứ loại thuốc nào để chữa bệnh bạn cũng cần phải có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Vì thế bạn càng không được tự ý thay đổi loại thuốc điều trị cũng như liều lượng đã được chỉ định.

Khi gặp dấu hiệu bất thường thì nên ngừng việc sử dụng thuốc để có biện pháp can thiệp kịp thời, tránh những trường hợp không hay có thể xảy ra.

 Thuốc điều trị vảy nến da đầu vô cùng đa dạng và phong phú, cách dùng cũng rất khác nhau - Ảnh minh họa: Internet

 Thuốc điều trị vảy nến da đầu vô cùng đa dạng và phong phú, cách dùng cũng rất khác nhau - Ảnh minh họa: Internet

Dùng liệu pháp ánh sáng

Tùy theo tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định dùng tia UVA hay tia UVB một cách riêng lẻ hay kết hợp cùng thuốc điều trị để tăng cường khả năng điều trị bệnh.

Tuy nhiên, người bệnh vảy nến da đầu cần cân nhắc khi sử dụng phương pháp này vì thường để lại tác dụng phụ cho da như tàn nhang, nhăn nheo, dễ nhạy cảm. Nguy hiểm hơn là tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư da.

Bệnh vảy nến da đầu có lây không

Bệnh vảy nến của cơ thể nói chung và bệnh vảy nến da đầu nói riêng không phải là bệnh lây nhiễm và không có nguy cơ lây từ người qua người khi tiếp xúc nên người mắc bệnh cũng như gia đình, người thân của bệnh nhân có thể hoàn toàn yên tâm.

Vảy nến da đầu dùng dầu gội gì?

Không giống như tình trạng khan hiếm các loại sữa tắm dành riêng cho người bị vảy nến trên thị trường hiện nay, các loại dầu gội dành riêng cho người mắc bệnh này lại vô cùng phong phú. Dưới đây là 3 loại dầu gội được khá nhiều chị em chia sẻ.

Dầu gội đặc trị gàu và vảy nến Orzen

Orzen là một sản phẩm đến từ Hàn Quốc với các thành phần được chiết xuất 100% từ nguồn thảo dược thiên nhiên. Dầu gội này cam kết không sử dụng các thành phần hoá học nên không gây tác dụng phụ cho người sử dụng.

Chiết xuất cây Hermo và chất Climbazole sẽ giúp làm mềm và dần dần loại bỏ các lớp vảy nến cứng đầu trên da trong thời gian ngắn.

 Dùng đúng loại dầu gội sẽ giúp cải thiện tình trạng vảy nến da đầu - Ảnh minh họa: Internet

 Dùng đúng loại dầu gội sẽ giúp cải thiện tình trạng vảy nến da đầu - Ảnh minh họa: Internet

Dầu gội Keratolytic đặc trị vảy nến da đầu

Đây là một loại dầu gội đặc biệt không hương thơm với thành phần chính là Axit salicylic –  một chất đặc trị viêm da tiết bã và mụn trứng cá hiệu quả. Các chất tẩy tế bào chết tự nhiên có trong dầu gội cũng giúp da đầu giảm đi các triệu chứng của bệnh vảy nến. Sản phẩm này dễ dàng được tìm thấy tại các trang mua sắm trực tuyến lớn trên thế giới.

Dầu gội đặc trị vảy nến da đầu TGel Therapeutic Neutrogena

Đây là một hãng chăm sóc da rất nổi tiếng đến từ Úc. Neutrogena là dòng sản phẩm dầu gội chuyên trị vảy nến có thành phần hoàn toàn an toàn dùng cho da đầu đang bị tổn thương.

Công dụng của dầu gội này là tiêu diệt những mảng bám gây ngứa trên da, kiểm soát sự tiết bã nhờn, sau đó trị gàu và làm giảm những triệu chứng của vẩy nến trên da đầu. Dầu gội có mùi thơm nhẹ nhàng, dễ chịu và có hiệu quả trị vảy nến da đầu chỉ sau 2 tuần sử dụng.

Theo Thanh Giang/Phụ nữ Sức Khỏe
Nguồn: https://phunusuckhoe.vn/vay-nen-da-dau-la-gi-va-cach-dieu-tri-hieu-qua-c25a324331.html
...