SỐNG KHỎE

Nguyên nhân trẻ bị ho kéo dài và cách cải thiện

24/06/2024 - 08:15

Trẻ bị ho kéo dài thường liên quan đến các bệnh lý đường hô hấp. Để điều trị dứt điểm và chăm sóc trẻ đúng cách cha mẹ cần biết nguyên nhân cụ thể.

Trẻ bị ho kéo dài - Nguyên nhân do đâu?

Ho kéo dài ở trẻ nhỏ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ho kéo dài ở trẻ:

Nhiễm trùng đường hô hấp

Nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn Bordetella pertussis gây ra ho gà. Trẻ bị ho gà sẽ có những cơn ho liên tục, khó thở giữa các lần. Khi kết thúc cơn ho, trẻ thường hít thở sâu để tạo ra tiếng “khục khục” như tiếng gà kêu. Các triệu chứng khác là sổ mũi, hắt hơi và sốt nhẹ.

 Ho kéo dài ở trẻ có thể do nhiễm trùng đường hô hấp

 Ho kéo dài ở trẻ có thể do nhiễm trùng đường hô hấp

Đường dẫn khí dưới phổi bị sưng

Nếu trẻ phát ra âm thanh khò khè khi thở ra, điều này có nghĩa là đường dẫn khí dưới phổi bị sưng. Ho và thở khò khè có thể xảy ra với bệnh hen suyễn hoặc với bệnh viêm tiểu phế quản nhiễm virus. Nếu đường thở dưới bị chặn bởi dị vật, cũng có thể trẻ thở khò khè.

Cảm lạnh

Khi trẻ bị cảm lạnh, chất nhầy từ mũi và xoang có thể chảy xuống cổ họng và gây ho kéo dài. Bên cạnh đó, trẻ ho nhiều cũng kích hoạt phản xạ họng gây nôn trớ.

Hen suyễn

Trẻ bị bệnh hen suyễn ho vào ban đêm vì đường thở có xu hướng nhạy cảm hơn và dễ bị kích thích hơn vào ban đêm.

Viêm phổi

Trẻ bị ho kéo dài, sốt nhẹ và sổ mũi có thể là do cảm lạnh thông thường. Nhưng những cơn ho kèm theo sốt từ 39°C trở lên đôi khi có thể do viêm phổi, đặc biệt nếu trẻ yếu và thở nhanh cần đưa bé đi cấp cứu ngay lập tức.

 Viêm phổi có thể gây ho kéo dài ở trẻ

 Viêm phổi có thể gây ho kéo dài ở trẻ

Dị ứng, nhiễm trùng

Bệnh viêm mũi dị ứng, nhiễm trùng mạn tính trong xoang hoặc đường thở cũng có thể gây ra những cơn ho kéo dài.

Nếu trẻ bị ho kéo dài trên 3 tuần, tốt nhất cha mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Ngoài ra, nếu trẻ ho và kèm theo các biểu hiện sau đây thì cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức: Trẻ bỏ bú, không bú được, khó thở, co giật, sốt cao, ho có kèm ra máu.

Khi trẻ bị ho kéo dài cha mẹ nên làm gì?

Ngoài thăm khám và thực hiện theo chỉ định của bác sĩ, cha mẹ cần lưu ý chăm sóc trẻ đúng cách để tình trạng ho kéo dài cải thiện hơn. Cụ thể:

- Cho trẻ ăn và bú thành nhiều lần trong ngày. Nếu trẻ bị nghẹt mũi dẫn đến khó khăn trong ăn uống cần làm thông thoáng mũi. Với trẻ lớn có thể hướng dẫn trẻ hỉ mũi từng bên. Với trẻ nhỏ, có thể dùng bông mềm vệ sinh mũi cho trẻ. Nếu dịch mũi quá nhiều và đặc, có thể nhỏ nước muối sinh lý để việc vệ sinh dễ dàng hơn.

- Cho trẻ uống đủ nước, nên sử dụng nước ấm.

 Trẻ bị ho kéo dài cần được bổ sung đủ nước mỗi ngày

 Trẻ bị ho kéo dài cần được bổ sung đủ nước mỗi ngày

- Có thể bổ sung cho trẻ các thảo dược trị ho an toàn như lá hẹ hấp đường phèn, tắc chưng đường phèn, mật ong,...

- Tránh các thực phẩm có thể gây ho nhiều hơn như thực phẩm có tính cay nóng, thực phẩm chế biến sẵn,...

- Khi cho trẻ ra ngoài, ba mẹ cần đảm bảo cho trẻ mặc quần áo phù hợp với thời tiết ngoài trời, chỉ nên để trẻ hít thở không khí trong lành vào 6 giờ sáng hoặc 8 giờ tối, mỗi lần khoảng 15 phút. Chú ý tránh nơi bụi bặm gây kích thích phản xạ ho.

Theo GIA ĐÌNH VIỆT NAM
Nguồn: https://giadinhonline.vn/nguyen-nhan-tre-bi-ho-keo-dai-va-cach-cai-thien-d199407.html
...