SỐNG KHỎE

Muôn vàn khó khăn trong việc giảm tỉ lệ người hút thuốc lá

09/11/2018 - 10:18

10 năm qua, Thái Lan đã tích cực xây dựng nhiều biện pháp nhằm thúc đẩy việc giảm thiểu số người hút thuốc lá điếu, tuy nhiên kết quả vẫn chưa được như mong đợi.

Bên cạnh việc đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông đại chúng, 10 năm qua, Thái Lan đã nỗ lực giảm lượng tiêu thụ thuốc lá bằng cách gia tăng kích thước hình ảnh thể hiện tác hại khói thuốc trên bao bì.

Ở Thái Lan, diện tích hình ảnh tác hại khói thuốc hiện chiếm 85% mặt bao thuốc. Tuy nhiên, theo nhiều số liệu, lượng người hút thuốc tại Thái Lan vẫn không hề giảm.

Trong một báo cáo vừa công bố, Giáo sư Sinclair Davidson thuộc Đại học RMIT Melbourne (Australia) cho rằng, Thái Lan cần cân nhắc những giải pháp khác nhằm hạn chế thuốc lá điếu.

Theo Giáo sư, nhiều quốc gia chủ yếu triển khai chính sách “chậm mà chắc” thông qua phương pháp giáo dục. Nhà trường, các trung tâm giáo dục, tổ chức cộng đồng... thường xuyên thông tin về tác hại của khói thuốc với sức khỏe cũng như việc hút thuốc tốn kém như thế nào. Tuy nhiên giải pháp này không mang lại kết quả trực tiếp, ít tạo ra tác động mạnh mẽ, nhất là đối với những ai đã nghiện thuốc.

Theo thống kê, số người trẻ tuổi hút thuốc lá ngày một tăng

Theo thống kê, số người trẻ tuổi hút thuốc lá ngày một tăng

Tại Thái Lan, các cơ quan quản lý đang xem xét áp dụng chính sách bao bì thuốc lá màu trắng

Tại Thái Lan, các cơ quan quản lý đang xem xét áp dụng chính sách bao bì thuốc lá màu trắng

Quan trọng hơn, câu hỏi đặt ra là mức độ hiệu quả của biện pháp mạnh này đến đâu. Theo khảo sát tình trạng tiêu thụ thuốc lá do Chính phủ Australia thực hiện, trong vòng ba năm từ khi quy định mới được ban hành vào tháng 12/2012, số người hút thuốc giảm không đáng kể.

Vào tháng 11/2017, báo cáo của Tổ chức kiểm soát tiêu thụ thuốc lá Australia còn cho thấy trong giai đoạn từ 2010 đến 2013, số người hút thuốc trẻ tuổi thậm chí còn gia tăng. 

Tại Pháp, Bộ trưởng Y tế Agnes Buzyn thừa nhận doanh số thuốc lá tăng sau khi ban hành quy định bao thuốc lá trắng. Ở Anh quốc, tình trạng tương tự cũng diễn ra, theo Cục Thống kê nước này.

Chính những biện pháp mạnh tay của các nước khiến thị trường phải tìm cách luồn lách qua khe cửa hẹp này. Trong khi Chính phủ mạnh tay siết tình trạng hút thuốc, các đường dây buôn lậu và hàng giả hoành hành.

Việc sản xuất thuốc lá với bao bì trắng được cho là dễ làm giả hơn nhiều so với bao bì có nhãn mác. Kéo theo đó, cơ quan quản lý phải nỗ lực gấp đôi để vừa kiểm soát việc tiêu thụ và chống hàng giả.

“Thông tin về tác hại sức khỏe tác động chủ yếu đến người lớn tuổi hơn, còn người trẻ lại quan tâm đến việc tốn kém tiền bạc nhiều hơn”, Giáo sư Davidson cho biết.

“Thông tin về tác hại sức khỏe tác động chủ yếu đến người lớn tuổi hơn, còn người trẻ lại quan tâm đến việc tốn kém tiền bạc nhiều hơn”, Giáo sư Davidson cho biết.

Giáo sư Davidson cho rằng, Thái Lan có thể cân nhắc những giải pháp tích cực hơn như xây dựng chính sách thông thoáng cho các sản phẩm thay thế, giảm thiểu rủi ro bởi có quá nhiều người không bỏ được thuốc lá. 

Theo những nghiên cứu của Giáo sư người Australia, phương pháp tỏ ra hiệu quả nhất giúp giảm tỷ lệ hút thuốc tại Anh là sự phát triển của các thiết bị điện tử thay thế thuốc lá.

Các sản phẩm thay thế này không giúp người nghiện thuốc lá điếu cai được ngay trong một sớm một chiều, nhưng giúp họ chuyển sang sử dụng sản phẩm không sản sinh ra khói thuốc, ít ảnh hưởng hơn cho bản thân và những người xung quanh.

“Không giống Australia, Pháp và Anh, Thái Lan là quốc gia đang phát triển. Chính sách mềm mỏng sẽ giúp tạo hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và sức khỏe cộng đồng”, Giáo sư Davidson nói.

Phương pháp giáo dục vẫn cần được đẩy mạnh ngay từ trong nhà trường, phải cần nhiều thời gian mới đạt được hiệu quả, nhưng vẫn có thể tạo nền tảng góp phần thay đổi thói quen và cái nhìn của thế hệ trẻ về tác hại của thuốc lá trong tương lai. 

Theo phunusuckhoe.vn/Vietnamnet
Nguồn: https://phunusuckhoe.vn/muon-van-kho-khan-trong-viec-giam-ti-le-nguoi-hut-thuoc-la-c25a301993.html?fbclid=IwAR2OzpcHE3-9v0LGn1kxkNvpqALyNI9puHQA_b-Nonry5v2IWEzdgKlMens
...