SỐNG KHỎE

Hạt sen vừa mát vừa bổ nhưng 'đại kỵ' với những người này, phải hết sức lưu ý khi ăn

12/11/2024 - 11:45

Hạt sen không chỉ đơn giản là một món chè giải khát mà còn hỗ trợ điều trị các chứng khó tiêu, cơ thể suy nhược, làm chậm quá trình lão hóa... nhưng không phải là món ăn phù hợp với nhiều người.

Hạt sen không chỉ đơn giản là một món chè giải khát mà còn hỗ trợ điều trị các chứng khó tiêu, cơ thể suy nhược, làm chậm quá trình lão hóa... nhưng không phải là món ăn phù hợp với nhiều người.

Hạt sen rất giàu dinh dưỡng, thành phần chính là tinh bột, protein 14,8% (gồm các acid amin, threonin 2,42%; methionin 0,82%; leucin 3,23%; isoleucin 1,11%; phenylalanin 12,64%), dầu béo 2,11% (gồm các loại acid béo, cùng một số khoáng chất cần thiết như phốt pho, canxi, natri và kali).

 Ảnh minh họa: Internet

 Ảnh minh họa: Internet

Hạt sen được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống, ẩm thực và y học. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ăn hạt sen một cách tùy tiện. Dưới đây là những đối tượng không nên ăn hạt sen và những lưu ý quan trọng khi sử dụng loại hạt này.

Đối tượng không nên ăn hạt sen

Người có vấn đề về tiêu hóa: Hạt sen, dù mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng cũng tiềm ẩn một số tác dụng phụ, đặc biệt đối với hệ tiêu hóa. Thành phần trong hạt sen chứa một lượng lớn tinh bột khó tiêu và chất xơ. Khi tiêu thụ quá nhiều hoặc ăn hạt sen sống, cơ thể khó hấp thu hết lượng tinh bột này, dẫn đến tình trạng ứ đọng thức ăn trong ruột, gây ra cảm giác đầy bụng, khó tiêu và táo bón.

 Ảnh minh họa: Internet

 Ảnh minh họa: Internet

Người mắc bệnh tim: Người bệnh tim mạch cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng hạt sen, đặc biệt là phần tâm sen. Tâm sen chứa một lượng đáng kể alkaloid, một nhóm hợp chất có khả năng gây co thắt mạch máu và ảnh hưởng đến nhịp tim. Với những người mắc bệnh tim mạch, việc tiêu thụ alkaloid có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh, gây ra các biến chứng nguy hiểm như tăng huyết áp, loạn nhịp tim, thậm chí dẫn đến cơn đau tim hoặc đột quỵ.

Người bị rối loạn giấc ngủ: Hạt sen có tác dụng an thần, giúp dễ ngủ. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá nhiều hoặc trong thời gian dài, hạt sen có thể gây rối loạn nhịp sinh học, khiến bạn khó đi vào giấc ngủ sâu và dễ bị thức giấc giữa đêm. Điều này càng làm trầm trọng thêm tình trạng mất ngủ. Hạt sen chỉ có hiệu quả với những người mất ngủ do căng thẳng, nóng trong. Nếu nguyên nhân mất ngủ do các bệnh lý khác như rối loạn hô hấp khi ngủ, hội chứng chân không yên,... thì việc sử dụng hạt sen sẽ không mang lại hiệu quả.

 Ảnh minh họa: Internet

 Ảnh minh họa: Internet

Một số lưu ý khi ăn hạt sen

Mặc dù lợi ích của hạt sen cho sức khỏe có rất nhiều, tuy nhiên khi sử dụng nó, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

- Khi cho trẻ ăn hạt sen, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, bạn nên nghiền nhuyễn trước. Nếu ăn nguyên hạt, nó có thể gây nguy hiểm cho trẻ.

- Ăn quá nhiều hạt sen có thể gây khó tiêu và dị ứng. Không nên uống trà tâm sen tươi, đặc biệt là nếu bạn bị bệnh tim, vì trong tâm sen có chứa chất độc.

- Để loại bỏ chất độc, bạn nên sấy vàng hạt sen. Nếu bạn đang gặp vấn đề về tiêu hóa như táo bón, khó tiêu hay đầy bụng, bạn nên hạn chế ăn hạt sen để tránh làm tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.

 Ảnh minh họa: Internet

 Ảnh minh họa: Internet

- Nếu bạn sử dụng hạt sen tươi để chữa mất ngủ, bạn nên ăn cả tâm sen. Tuy nhiên, bạn không nên ăn quá nhiều để tránh ngộ độc.

- Những người bị bệnh tim không nên sử dụng hạt sen một cách tự ý mà nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ. Hoặc đơn giản hơn, bạn có thể loại bỏ tâm sen hoàn toàn để đảm bảo an toàn.

Tuy là thực phẩm tốt cho sức khỏe, tuy nhiên bạn không nên sử dụng hạt sen liên tục trong một thời gian dài. Nếu ăn quá nhiều tâm sen tươi, nó có thể gây ảnh hưởng đến hormone, gây rối loạn kinh nguyệt, giảm ham muốn ở cả nam và nữ.

 

Theo GIA ĐÌNH VIỆT NAM
Nguồn: https://phunusuckhoe.giadinhonline.vn/phu-nu-va-gia-dinh/hat-sen-vua-mat-vua-bo-nhung-ai-ky-voi-nhung-nguoi-nay-phai-het-suc-luu-y-khi-an-706615.html
...