6 cách ăn uống đang 'nuôi lớn' tế bào K, xem bạn có mắc phải không?
Những thói quen ăn uống tưởng chừng vô hại lại đang âm thầm "nuôi lớn" tế bào K, gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe. Hãy kiểm tra ngay xem bạn có mắc phải những sai lầm này không để kịp thời điều chỉnh!
Thường xuyên ăn thịt đỏ và những thực phẩm siêu chế biến
Qua phân tích tổng hợp, nhiều nhà nghiên cứu cho biết, cứ tăng 100g thịt đỏ /ngày thì nguy cơ ung thư dạ dày tăng 26% và nếu tăng 50g/ngày các loại thịt siêu chế biến thì nguy cơ ung thư dạ dày sẽ tăng đến 72%.
Nguyên nhân là bởi lượng sắt lớn ở dạng heme có trong thịt đỏ khi phân huỷ sẽ tạo ra các hợp chất huỷ hoại tế bào trong cơ thể, gây ra ung thư. Cùng với đó, những chất bảo quản có trong các loại thịt siêu chế biến như nitrit và nitrat cũng tạp ra các hoá chất N-nitroso, từ đó phá hủy lớp niêm mạc dạ dày, tăng nguy cơ gây ung thư.
Đồ muối chua
Thực phẩm muối chua là những thực phẩm như thịt, cá được ướp trong nước muối, nước tương, giấm,… Thực phẩm ngâm thường chứa các hóa chất như nitrit và axit nitơ, có thể chuyển hóa thành nitrosamine và là chất gây ung thư.
Thực phẩm chiên, nướng
Phương pháp chế biến thực phẩm đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe chúng ta. Bác sĩ dinh dưỡng khuyến cáo nên ưu tiên ăn các loại thức ăn được nấu chín bằng phương pháp luộc, hấp, hạn chế các loại thức ăn chiên, xào, nướng. Bởi có một số loại thực phẩm khi chúng ta nấu ở nhiệt độ cao có thể tạo ra các chất có hại cho sức khoẻ, chẳng hạn hợp chất dị vòng (HA) và các sản phẩm glycat hóa bền vững (AGEs). Qua thời gian, những hợp chất này tích tụ ngày càng nhiều trong cơ thể sẽ gây ra tình trạng viêm, góp phần thúc đẩy ung thư cũng như các bệnh lý khác xuất hiện.
Bên cạnh đó, trong thực đơn hàng ngày của bệnh nhân ung thư nên tránh những thực phẩm từ động vật chứa nhiều chất béo xấu và protein. Ngoài ra, tránh ăn các loại thực phẩm bị cháy.
Đồ ăn nóng
Đôi khi chúng ta chọn ăn đồ nóng để theo đuổi hương vị. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng khả năng của thực quản có hạn. Nói chung, thực quản của con người có thể chịu được nhiệt độ 40°C-50°C, nhưng khi nhiệt độ của thức ăn vượt quá 65°C sẽ có thể gây tổn thương và loét niêm mạc thực quản. Mặc dù đôi khi một hoặc hai vết bỏng có thể được phục hồi thông qua khả năng tự phục hồi của cơ thể, nhưng việc kích thích nhiệt độ cao trong thời gian dài có thể dẫn đến sự thoái hóa của niêm mạc thực quản và thậm chí có thể gây ung thư.
Thích đồ ngọt và các thực phẩm nhiều đường khác
Đồ ngọt luôn được mọi người ưa chuộng bởi chúng có thể thúc đẩy vỏ não tiết ra một chất khiến con người cảm thấy thư giãn và loại bỏ căng thẳng. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, những người ăn thực phẩm nhiều đường có nguy cơ mắc ung thư cao gấp 4 đến 5 lần so với người bình thường do chức năng miễn dịch suy giảm, từ đó dẫn đến việc các khối u dễ dàng xuất hiện
Hơn nữa, các tế bào ung thư và các tế bào khối u khác chủ yếu dựa vào quá trình đường phân để lấy năng lượng sống. Khả năng phân hủy đường của các tế bào khối u này rất mạnh, gấp khoảng 20 lần so với máu. Nếu máu lưu thông qua khối u, khoảng 57% lượng đường trong máu sẽ được khối u tiêu thụ, từ đó thúc đẩy quá trình sinh sản của tế bào ung thư.
Các chuyên gia y tế luôn cảnh báo không nên ăn quá nhiều đồ ngọt vì có thể khuyến khích tế bào ung thư trong cơ thể phát triển. Lượng đường tiêu thụ hàng ngày nên được kiểm soát trong vòng 50 gam, tốt nhất là không quá 25 gam.
Thực phẩm hun khói
Thực phẩm hun khói đề cập đến thịt, cá và các thực phẩm khác đã được hun khói. Thực phẩm hun khói có chứa hydrocarbon thơm đa vòng và polyphenol, là chất gây ung thư và làm tăng nguy cơ ung thư.