3 thực phẩm chay dễ gây ung thư tuyến giáp nếu ăn nhiều
Tiêu thụ một lượng lớn trong thời gian dài không chỉ ảnh hưởng đến quá trình tiết hormone tuyến giáp bình thường mà còn dễ gây ra ung thư tuyến giáp.
Đậu phụ khô
Đậu phụ khô được bán nhiều ở siêu thị. Đây cũng là món ăn vặt yêu thích của người ăn chay. Tuy nhiên, trong món ăn này thường có một lượng lớn muối và gia vị được thêm vào, tiêu thụ quá nhiều trong thời gian dài sẽ làm tăng gánh nặng trao đổi chất trong cơ thể, gây rối loạn nội tiết, không có lợi cho những người mắc bệnh tuyến giáp, thậm chí làm tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
Hơn nữa, nếu đang mắc bệnh về tuyến giáp thì bạn cũng nên tránh các loại thực phẩm làm từ đậu nành. Bởi vì đậu phụ làm từ đậu tương, chứa chất isoflavone, cản trở sự hấp thụ hormone tuyến giáp. Điều này khiến cho tình trạng suy giáp càng thêm trầm trọng.
Dưa chua
Dưa chua là món ăn chay có hàm lượng chất béo rất thấp, dễ ăn giúp người ăn chay giảm cân, giữ dáng hiệu quả.
Song, hàm lượng muối trong dưa chua rất cao. Đồng thời, chất nitrit gây ung thư được tạo ra trong quá trình ướp muối, hay ngâm muối. Tiêu thụ một lượng lớn trong thời gian dài không chỉ ảnh hưởng đến quá trình tiết hormone tuyến giáp bình thường mà còn dễ gây ra ung thư tuyến giáp.
Tảo bẹ
Tảo bẹ là món ăn yêu thích của người hay ăn chay, đặc biệt là tảo bẹ lạnh. Đây cũng được xem là món ăn giúp điều hòa tuyến giáp vì rất giàu i-ốt (iod). Viện y tế quốc gia Hoa Kỳ (NIH) xếp tảo bẹ vào nhóm thực phẩm tự nhiên giàu iod bậc nhất.
I-ốt cần thiết cho sự phát triển của tuyến giáp, quá trình tăng trưởng và phát triển của cơ thể. Thiếu hoặc thừa hormone tuyến giáp đều khiến cơ thể hoạt động bất thường, gây nên những bệnh lý nghiêm trọng như bướu giáp, cường giáp, suy giáp…
Tuy nhiên, hàm lượng i-ốt trong tảo bẹ rất cao, nếu tiêu thụ quá nhiều, trong một thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp hormone tuyến giáp. Nếu tình trạng này diễn ra lâu dài sẽ dễ gây ra bệnh tuyến giáp.
Ngoài ra, có nhiều nguyên nhân khác gây ra ung thư tuyến giáp như: di truyền, nhiễm phóng xạ, hệ miễn dịch kém,...
Trong những sản phẩm trên vẫn chứa những thành phần dinh dưỡng cao và cần thiết cho cơ thể. Thế nên, trong chế độ ăn uống hằng ngày, bạn cần tìm hiểu lượng chất cần nạp vào cơ thể, tránh bổ sung thiếu hoặc thừa chất.
Nên tránh những thực phẩm chứa nhiều gia vị, dầu mỡ, đồ ăn nhanh.
Ngoài ra, bệnh nhân nên điều chỉnh chế độ sinh hoạt, đi ngủ sớm, giữ tâm trạng thoải mái, tránh stress gây ảnh hưởng xấu đến quá trình chữa bệnh.
Bên cạnh việc lựa chọn thực phẩm phù hợp đối với người mắc bệnh lý tuyến giáp thì chế độ sinh hoạt, làm việc hợp lý cũng góp phần quan trọng trong việc phòng ngừa và điều trị các bệnh lý tuyến giáp.
BS Nguyễn Văn Thái
(Viện Y học Phóng xạ và Ung bướu quân đội)