KHÁM PHÁ

Trồng 2 cây cảnh này “chiêu ma” đến nhà, dễ chuốc họa vào thân

16/06/2024 - 10:10

Theo quan niệm người xưa, nếu trồng trong nhà những cây cảnh này có thể "chiêu ma", chuốc tai vạ, xui xẻo vào thân.

 

 

1. Cà độc dược: Đây là loài cây cảnh thân thảo, có tên gọi khác là mạn đà la, tên khoa học là Datura metel, thuộc họ Cà. Cây cảnh này chủ yếu mọc ở nơi hoang dã...

 

 

Tuy nhiên, loài hoa này có bông lớn, giống như những cây kèn trompet chĩa xuống đất, màu sắc vàng, hồng, trắng khá rực rỡ nên nhiều người vẫn ưa thích trồng trước sân nhà.

 

 

Loài cây bí ẩn này có nhiều truyền thuyết từ xa xưa. Trong thần thoại Hy Lạp cổ đại, nó được coi là biểu tượng của Poseidon, vị thần biển cả, đại diện cho quyền lực và sự huyền bí.

 

 

Ở châu Âu thời trung cổ, người ta loài hoa này, thậm chí còn cho rằng chúng và vật nuôi của các pháp sư. Những truyền thuyết này đã để lại cho mọi người ấn tượng sâu sắc về sự nguy hiểm và bí ẩn của cây cà độc dược.

 

 

Ngoài ra, cây cảnh này còn chứa chất độc gây ảo giác mạnh. Đó là vì cà độc dược có chứa scopolamine gây ảo giác. Scopolamine có tác dụng đối với cơ thể bao gồm giảm bài tiết, làm chậm co bóp dạ dày và ruột, giảm buồn nôn, nôn, chóng mặt do say tàu xe...

 

 

Chất này còn có tác dụng gây mê và có khả năng làm mất trí, đưa người ta vào trạng thái thôi miên được mệnh danh là "hơi thở của quỷ" do tác dụng gây mê, gây ảo giác, mất trí nhớ và thôi miên. Vì vậy, đằng sau vẻ đẹp của cây cảnh này tiềm ẩn một mối nguy hiểm chết người.

 

 

Cây cảnh này có nhiều màu sắc khác nhau, và mỗi màu lại mang một ý nghĩa riêng biệt, nhưng tựu chung không có ý nghĩa tốt lành gì.

 

 

Chẳng hạn như mạn đà la tím tượng trưng cho nỗi sợ, màu xanh tượng trưng cho sự lừa dối trong tình yêu, màu đen là bóng tối, sự trả thù tình yêu và nỗi uất hận,...

 

 

Dù là với màu sắc gì thì ý nghĩa của cây cảnh này nghe rất đáng sợ, không cát lành. Cộng thêm toàn thân cây đều có độc nên người xưa khuyên không phù hợp để trồng trong vườn nhà kẻo "chiêu ma" vào nhà.

 

 

2. Bỉ ngạn: Hoa bỉ ngạn còn có những tên gọi khác là hồng hoa thạch toán, long trảo hoa, cây mạn châu sa hoa,... và tên khoa học là Lycoris Radiata. Điểm nổi bật của bỉ ngạn chính là những bông hoa mọc thành từng chùm lạ mắt, có 3 màu chính là đỏ, vàng, trắng nhưng phổ biến nhất là màu đỏ.

 

 

Tại mỗi quốc gia, loài hoa này lại mang một ý nghĩa khác nhau. Tại Nhật Bản, hoa mang ý nghĩa là hồi ức đau thương, gắn liền với âm phủ và được coi là loài hoa dẫn đường linh hồn sang thế giới bên kia.

 

 

Ở Triều Tiên, bỉ ngạn đại diện cho nỗi nhớ về nhau, Trung Quốc là ưu mỹ thuần khiết, cũng là sự phân ly, khổ đau, vẻ đẹp của cái chết. Tựu chung lại, đây là loài hoa đại diện cho sự chia ly, tuyệt vọng.

 

 

Truyền thuyết còn kể lại rằng, cây cảnh này là loài hoa duy nhất mọc trên đường xuống hoàng tuyền. Một khi linh hồn đi qua cầu Nại Hà bắc ngang bờ Vong Xuyên, toàn bộ ký ức của linh hồn sẽ gửi hết cho hoa bỉ ngạn.

 

 

Dù là đau khổ tột cùng hay yêu thương thắm thiết, cây cảnh này đều thu nhận những hồi ức đó. Chính vì vậy, bỉ ngạn là một trong những loài hoa “địa ngục”, không thích hợp trồng trong nhà.

 

 

Do đó, người xưa tin rằng việc để hoa bỉ ngạn trong nhà sẽ mang lại điều xui xẻo và ảnh hưởng đến vận mệnh của gia đình. Nghiên cứu khoa học cho thấy hoa bỉ ngạn có chứa độc tố, đặc biệt là củ có chất licopirin rất độc. Thành phần này có thể gây nôn mửa, tiêu chảy và các triệu chứng khác. (Thông tin mang tính tham khảo).

Theo TRI THỨC & CUỘC SỐNG
Nguồn: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/trong-2-cay-canh-nay-chieu-ma-den-nha-de-chuoc-hoa-vao-than-1999121.html
...