KHÁM PHÁ

Bồi hồi ngắm chợ Đà Lạt xưa qua bộ ảnh cực hiếm

20/03/2019 - 15:53

Qua những bức ảnh xưa, chợ Đà Lạt nằm trong khu Hòa Bình được tái hiện lại hết sức gần gũi, thân thương và đầy màu sắc.

Được xây dựng từ năm 1929, chợ Đà Lạt là một trong những khu vực giao thương nhộn nhịp, sầm uất của thành phố thuộc tỉnh Lâm Đồng. Nằm trong khu trung tâm Hòa Bình, nơi đây hiện còn là di tích lịch sử quan trọng và ý nghĩa. Ảnh: Tom Petersen.

Được xây dựng từ năm 1929, chợ Đà Lạt là một trong những khu vực giao thương nhộn nhịp, sầm uất của thành phố thuộc tỉnh Lâm Đồng. Nằm trong khu trung tâm Hòa Bình, nơi đây hiện còn là di tích lịch sử quan trọng và ý nghĩa. Ảnh: Tom Petersen.

 
Những ngày đầu mới thành lập, chợ còn khá đơn sơ với quang cảnh thoáng đãng, ít cây cối. Đây cũng là nơi thu hút rất nhiều người dân Đà Lạt giao thương, buôn bán. Đồng bào dân tộc thiểu số ở các vùng lân cận cũng từng đến để mua bán và trao đổi hàng hóa tại chợ. Ảnh: Au Marché.

Những ngày đầu mới thành lập, chợ còn khá đơn sơ với quang cảnh thoáng đãng, ít cây cối. Đây cũng là nơi thu hút rất nhiều người dân Đà Lạt giao thương, buôn bán. Đồng bào dân tộc thiểu số ở các vùng lân cận cũng từng đến để mua bán và trao đổi hàng hóa tại chợ. Ảnh: Au Marché.

Tên gọi đầu tiên của chợ là chợ Cây. Khi mới thành lập, chợ được dựng lên từ các nguyên liệu bằng gỗ. Đến năm 1958, một trong số hạng mục khác đã được xây dựng thêm, trong đó có cây cầu đi bộ nối thẳng tới chợ Đà Lạt, nay là điểm check-in khá nổi tiếng của giới trẻ. Ảnh: Anthony LaRusso.

Tên gọi đầu tiên của chợ là chợ Cây. Khi mới thành lập, chợ được dựng lên từ các nguyên liệu bằng gỗ. Đến năm 1958, một trong số hạng mục khác đã được xây dựng thêm, trong đó có cây cầu đi bộ nối thẳng tới chợ Đà Lạt, nay là điểm check-in khá nổi tiếng của giới trẻ. Ảnh: Anthony LaRusso.

Từ một khu chợ mới thưa người, chợ Đà Lạt dần đông đúc, tấp nập kẻ mua người bán hơn, trở thành trung tâm giao thương chính của thành phố. Rất nhiều mặt hàng khác nhau như quần áo, mũ nón đến thực phẩm rau củ, quả... với đủ màu sắc bắt mắt được bày bán trong chợ. Ảnh: Warren G. Reed, Old Postcard, Doi Kuro.

Từ một khu chợ mới thưa người, chợ Đà Lạt dần đông đúc, tấp nập kẻ mua người bán hơn, trở thành trung tâm giao thương chính của thành phố. Rất nhiều mặt hàng khác nhau như quần áo, mũ nón đến thực phẩm rau củ, quả... với đủ màu sắc bắt mắt được bày bán trong chợ. Ảnh: Warren G. Reed, Old Postcard, Doi Kuro.

Bức ảnh được chụp vào năm 1968 đã tái hiện lại phần nào khung cảnh đông đúc, tấp nập ở chợ Đà Lạt xưa. Nón lá và chiếc làn đựng hàng hóa là những hình ảnh rất đỗi quen thuộc, không thể thiếu khi đi chợ của phụ nữ Việt thời kỳ đó. Ảnh: Ogden Williams.

Bức ảnh được chụp vào năm 1968 đã tái hiện lại phần nào khung cảnh đông đúc, tấp nập ở chợ Đà Lạt xưa. Nón lá và chiếc làn đựng hàng hóa là những hình ảnh rất đỗi quen thuộc, không thể thiếu khi đi chợ của phụ nữ Việt thời kỳ đó. Ảnh: Ogden Williams.

Cảnh buôn bán không chỉ diễn ra trong chợ mà còn mở rộng thêm, từ các bậc thang đến khu vực vỉa hè phía ngoài đường đi. Cầu thang bộ (khu vực gần rạp Hoà Bình ngày nay) cũng được tận dụng để bày bán mặt hàng cây nhà lá vườn của người dân địa phương và các vùng lân cận. Ảnh: Le marché.

Cảnh buôn bán không chỉ diễn ra trong chợ mà còn mở rộng thêm, từ các bậc thang đến khu vực vỉa hè phía ngoài đường đi. Cầu thang bộ (khu vực gần rạp Hoà Bình ngày nay) cũng được tận dụng để bày bán mặt hàng cây nhà lá vườn của người dân địa phương và các vùng lân cận. Ảnh: Le marché.

Được xây dựng từ năm 1929, chợ Đà Lạt là một trong những khu vực giao thương nhộn nhịp, sầm uất của thành phố thuộc tỉnh Lâm Đồng. Nằm trong khu trung tâm Hòa Bình, nơi đây hiện còn là di tích lịch sử quan trọng và ý nghĩa. Ảnh: Tom Petersen.

Được xây dựng từ năm 1929, chợ Đà Lạt là một trong những khu vực giao thương nhộn nhịp, sầm uất của thành phố thuộc tỉnh Lâm Đồng. Nằm trong khu trung tâm Hòa Bình, nơi đây hiện còn là di tích lịch sử quan trọng và ý nghĩa. Ảnh: Tom Petersen.

Theo Báo Kiến Thức
Nguồn: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/boi-hoi-ngam-cho-da-lat-xua-qua-bo-anh-cuc-hiem-1200100.html#p-1
...