GIA ĐÌNH

Từ tấm thân bất tịnh nở ra một đóa sen

24/04/2024 - 10:50

Chẳng phải ngẫu nhiên mà hoa sen được ví là loài hoa của Phật. Không phải vì hương sắc, mà vì đó là loài hoa duy nhất dù mọc giữa bùn đen hôi tanh nhưng vẫn không nhiễm bụi trần.

 Thời Đức Phật còn tại thế, trong lễ cúng dường Phật, có một bà lão ăn xin nghèo khổ chỉ dành dụm được 2 xu mua đèn cúng Phật, trong khi hàng ngàn Phật tử giàu sang quyền thế khác lại dùng đủ loại đèn sơn son thếp vàng rực rỡ đem cúng dường cho Đức Phật và chư Tăng. Điều kỳ lạ là sau ba ngày đêm, khi những tràng hoa bắt đầu héo rũ, những ngọn đèn dần cạn dầu tắt ngúm thì ngọn đèn nhỏ của bà lão vẫn còn cháy sáng. Bởi đó là ngọn đèn xuất phát từ hạnh nguyện cao thượng chứ không phải từ tâm phàm ích kỷ tham cầu ẩn dưới một lớp vỏ sang trọng, tinh tươm.

Chúng ta dùng nhục nhãn để nhìn thì thấy tấm thân người có sự khác biệt, trắng trẻo thơm tho gọi là sạch, đen bụi hôi hám gọi là dơ. Nhưng với Đức Phật, thân người ai cũng như ai đều bất tịnh và giả tạm vô thường. Vì chấp cái thân này là mình nên con người không ngừng sanh tâm đắm nhiễm, bám víu vào sắc thân, từ đó khởi đủ niệm phân biệt chỗ này sạch đẹp, chỗ kia dơ xấu, nhưng thật ra tất cả đều xuất phát từ chỗ tạp nhiễm nhất là ý nghiệp ở bộ não của mình!

 

Đứng trước Phật đài, chẳng sợ tấm thân này không sạch sẽ tinh tươm, chỉ sợ “tâm” mình không đủ thanh tịnh, luôn tạo tác không ngừng.

Đứng trước Phật đài, chẳng sợ tấm thân này không sạch sẽ tinh tươm, chỉ sợ “tâm” mình không đủ thanh tịnh, luôn tạo tác không ngừng.

Chẳng phải ngẫu nhiên mà hoa sen được ví là loài hoa của Phật. Không phải vì hương sắc, mà vì đó là loài hoa duy nhất dù mọc giữa bùn đen hôi tanh nhưng vẫn không nhiễm bụi trần.

Tinh khiết và ô uế vốn chỉ cách nhau một niệm. Chỉ một ý niệm trong sáng là đủ để độ hoá mọi khổ ách, biến một kẻ từ mê muội thành giác ngộ. Vậy nên, để biết một người thanh tịnh hay nhiễm ô phải nhìn ở chữ “tâm” của họ. Muốn gột rửa tịnh hóa chính mình thì cần đoạn trừ tâm ô uế chứ không phải chỉ tẩy sạch ngoài thân. Đứng trước Phật đài, chẳng sợ tấm thân này không sạch sẽ tinh tươm, chỉ sợ “tâm” mình không đủ thanh tịnh, luôn tạo tác không ngừng. Xét cho cùng, một nén “tâm” hương tinh khiết giản đơn vẫn sẽ đáng quý hơn nhiều so với ngàn nghi lễ rườm rà hình thức.

“Dục đắc tịnh thổ, đương tịnh kỳ tâm, tuỳ kỳ tâm tịnh, tức Phật thổ tịnh. Thánh nhân cầu tâm bất cầu Phật, ngu nhân cầu Phật bất cầu tâm; trí giả điều tâm bất điều thân, ngu giả điều thân bất điều tâm”. Nghĩa là: Muốn được tịnh thổ, phải tịnh tâm mình, tâm mình tịnh rồi, đó là Phật thổ tịnh. Thánh nhân cầu tâm chẳng cầu Phật, kẻ ngu cầu Phật chẳng cầu tâm; người trí điều hoà tâm chẳng điều chỉnh thân, người ngu điều chỉnh thân chẳng điều hoà tâm.

Đó là câu trong kinh Duy Ma Cật và Lục Tổ Đàn Kinh:

Vậy nên, một người dù đã đi hết chốn linh thiêng, đình miếu, học thuộc hết bao nhiêu Kinh Điển, sử thi cũng không bằng một lần đứng trước Đức Phật, bình thản nhìn đôi mắt hiền của Người, can đảm dọn dẹp những bề bộn trong lòng, gột rửa tâm linh, cởi bỏ lớp xiêm y hào nhoáng, để trở lại làm một người thuần phát, giản đơn, rồi tự khắc sẽ thấu tỏ cái gọi là Giác ngộ.

Theo PHẬT GIÁO
Nguồn: https://phatgiao.org.vn/tu-tam-than-bat-tinh-no-ra-mot-doa-sen-d50076.html
...