GIA ĐÌNH

Thiền và định

23/05/2024 - 11:30

Thiền định, đó là thuật ngữ chỉ phương pháp trụ định thân tâm gom lại trước hiện trạng bị phân tán, bị chi phối bởi bao nhiêu lo lắng suy tư, sợ hãi, tức giận, buồn bã, phiền não…

Và con người đã sáng tạo ra biết bao nhiêu tư thế: thiền đi (kinh hành), thiền đứng, thiền nằm (buông thư), thiền ngồi (toạ thiền)…Nó ra đời từ trước thời Đức Phật. Các hệ phái các tu sĩ, các thuật sĩ yoga đã tu tập, ứng dụng cho mục đích của mình.

Thiền và Định chỉ hai mặt hình thức với nội dung (hay công năng) là 2 mặt trong một chính thể. Nếu định là điều muốn hướng đến thì thiền là tư thế để đạt tới. Sự nhầm lẫn khái niệm đưa người ta đến thực trạng thiền mà không định, hay định mà  không thiền. Xin đọc loạt bài “Nghẽn tắt”, “Khai thông”, “Luận về tứ đại”, “Trở vế số không”, “Thiền chữa bệnh”… để thấy sự “cân bằng” và thấu hiểu hơn về tứ đại.

Sự cân bằng làm chậm lại, làm đứng yên (tưởng như đứng yên thôi) trước sức vận hành không ngừng nghỉ của hành trình sinh-trụ-hoại-diệt, càng đi nhanh càng tiến về cái chuyển dịch, hoại diệt, cái chết…nhanh hơn. Có nghĩa rằng dù bạn cố đứng yên vẫn không ra khỏi định luật tự nhiên. Nhưng ít nhất, “đứng yên”, bạn vượt qua những rối nhiễu, mất cân bằng tứ đại, bạn bệnh tật, suy yếu, bạc nhược, liệt tuệ….dẫn đến bệnh tật và cái chết.

Thiền định điều tiết hai hiệu dụng: Định tâm và định thân, sự chú mục đến phần nào nhiều ít ra sao tuỳ vào từng pháp môn. Nhưng như đã nói ban đầu, do sự nhầm lẫn mà có tình trạng thiền mà không định hay định mà không thiền. Sự chú mục thông thường chỉ vào một (ví dụ tâm) nhưng hiệu dụng kèm theo của phần kia (thân) dù không phải là mục đích ban đầu nhưng vẫn chuyển dịch, tương tác. Thiền chánh niệm, Thiền định tâm linh, thiền tập trung, thiền chỉ, thiền quán, thiền chuyển động, thiền thần chú, thiền siêu việt, thiền buông thư, thiền tâm từ…không thể kể hết. 

Theo năm tháng, sự phát triển của thiền định dần có nhiều đổi khác. Khi mà con người nhận ra thiền có khả năng chữa bệnh, nhiều pháp môn đã lần lượt ra đời họ nhận ra sự khác biệt thân-tâm và hướng đến thu liễm tất cả vào thiền như Vi Diệu Pháp Hành Thiền, Dưỡng Sinh Tâm Thể, Trường Sinh Học, Nhân Điện…

Thiền chữa bệnh đơn giản là vô tình tìm về sự cân bằng tứ đại như trên đã nói. Những hiện tượng bám đuổi của con người vào chú thuật thần quyền, vào khoa học, vào tâm linh, thậm chí tổng hợp thành khoa học tâm linh. Vẫn là những mày mò tìm kiếm, sáng tạo không mệt mỏi chỉ để..thoả mãn mục đích tìm kiếm lúc đầu để rồi lại quay ngoắt từ pháp môn này sang pháp môn khác.

Thực ra các pháp môn thiền chữa bệnh vẫn chỉ biết đến giá trị của thiền định vẫn chỉ là sự chuyển dịch tư tưởng, tác động đến tư thế thiền định (quan trọng là điểm này) chứ không nghĩ rằng tư thế thiền định tự nó làm thay đổi, thông suốt dòng chảy năng lương như các tư thế yoga. Hiểu đúng, hiểu đủ, cùng với việc thiền và định người ta áp dụng những phương pháp khai thông khác để phối hợp hổ trợ thiền đi đến sự hoàn thiện. Giải quyết tốt tình trạng quanh quẩn thiền mà không định, chưa định, (tâm loạn động hay các hiện tượng tẩu hoả nhập ma…có những người định mà không thiền. (tĩnh tâm, xả tâm, ly dục). 

Empty

Thế nào là thiền không định.

Trưởng lão Thích Thông Lạc phân tích đại khái những lời gốc Phật dạy về thiền xả tâm cho thấy đó là bài học buông và chính giai đoạn đầu của thiền, giai đoạn thông thường “thiền mà không định”. Không phẫn nộ vọng niệm/ Không thuỳ miên giải đãi…giai đoạn đầu tiên đó là giai đoạn thanh lý tiềm thức, nhiều người đã khó chịu với bao nhiêu thứ tạp niệm đan xen. Đó là giai đoạn thiền mà không định mà nhiều pháp môn dạy chú ý tập trung vào luân xa, loai bỏ niệm khởi,.v.v…

Chúng ta cứ đi theo con đường mình tuỳ thích, nhưng căn bản mà Đức Phật đã dày công khám phá và truyền đạt lại thì chớ lãng phí, bỏ qua. Đó là hoạt động của thân và tâm. Rất nhiều hành giả tỏ ra “hiểu biết” khi thuyết rằng thân tâm là một, không đúng. Nhưng bảo thân tâm là hai cũng sai. Là hai tức mất một phải còn một nhưng không đâu, mất tất cả đấy. Là một cũng sai nốt vì sự hoạt động thân-tâm cứ tuỳ tiện, mỗi người một phách (phóng dật). Và vì vậy mà luyện tập thiền định. Mỗi con người bao gồm 5 uẩn: Một hình tướng vật lý (Sắc) và 4 thuộc tinh thần, phần linh hồn (Thọ, Hành và Tưởng, Thức). Hai phần thân và tâm tuy hai mà một, tuy một mà hai không tách rời như âm với dương. Âm trong dương, dương trong âm.

Đức Phật dạy nhất tâm là định đã bị ngộ nhận ở đây. Nhất tâm tức sự hợp nhất thân tâm mà âm dương là hai mặt tương tác đó của thân tâm. Và trong 5 chi thiền được điều hợp, sử dụng để có sơ thiền, đó là tầm, tứ, hỉ, lạc và nhất tâm là vậy. Trong đó tầm là hoạt động tư duy, tứ thuộc về nhận thức (tất cả đều có cả thiện và ác) và nhất tâm chính là sự hợp nhất, thuần thục không trái nhau.

Do không hiểu giá trị tầm và tứ, đa phần các phái thiền hướng dẫn học viên “gạt bỏ tạp niệm” tức loai bỏ, ức chế tứ. Phương pháp vô tình ức chế ý thức một cách phí sức, hoài công. Điều cần nói thêm ở đây, nó không hoàn toàn gây hại thiền định, nhưng kéo dài thiền mà không định. Tâm tạp niệm là tâm rôi nhiễu, lo lắng, sợ hãi, buồn bực, khổ sở…(ác pháp) phải xả bỏ.

Ngay từ đầu cơn đau hành thiền (cảm thọ) là tín hiệu của chướng ngại, ác pháp, tồn dư trên kinh mạch, khí huyết, nó liên thông với tầm, với tứ (nhận thức). Những hành giả mà tâm hành dễ điều khiển, dễ bị thôi miên thường gà gật, sau vài phút ức chế ý thức đi vào hôn trầm thuỳ miên, “ngồi thiền như con cóc”. Nhưng đáng sợ hơn đó là tình trạng “thần kinh giả” “ngủ ấm ma” “ma nhập”.

Tôi đã chứng kiến nhiều “ca” thần kinh giả gầm lên như con hổ, hay người bị vong một người đã khuất nhập vào. Bản thân con tôi, một người “trầm cảm” theo cách gọi của Phân Tâm Học hay. Cơn hoang tưởng bị truy sát, bị theo dõi v.v…Do tưởng hoàn toàn làm chủ, tất cả “kho tiềm thức” mặc sức tung hoành.

Vì vậy mà chủ trương “thanh lý tiềm thức” là điều bắt buộc đầu tiên cho hoạt động thiền. Vừa lắng nghe cơn đau vừa nghiệm xét, truy vấn như đang dọn kho phế liệu. Đó là vừa thiền vừa định, vừa làm chủ thân tâm, vừa thanh lý “phế liệu”. Đã thiền tất nhiên sẽ dẫn đến định nhưng khác nhau đi tắt hay đi vòng, chủ tâm hay cầu may. Ở Trường Sinh Học, nhiểu hành giả không giải thích được vì sao càng nâng cấp lại càng “đổ gục”, hôn trầm. Điều ấy rất đơn giản, vì khi tống xuất phần lớn chướng ngại pháp, ác pháp, giảm thiểu cơn đau hành thiền, không còn thúc bách dữ dội nữa thì “dễ ngủ”, dễ “thôi miên” hơn là điều tự nhiên. 

Chủ trương xả tâm, lấy Tứ chánh cần, ly dục ly ác pháp làm vũ khí để định mà không thiền cũng không khác với thiền mà không định. Đó là khuynh hướng hướng tâm thoát ly, đối lập với sự ức chế ý thức (thiền tưởng), tuy cả hai vẫn là nhiếp tâm, thoát ly, trái hoàn toàn với nhất tâm. Thiền không định hay định không thiền đều dừng lại ở việc dụng tâm, điều tâm, nhiếp tâm, dụng quyền lực bất chấp sự đồng thuận, điều phối. khập khiểng hoàn toàn. Nhưng ít ra thiền tưởng sử dụng cả hai vế thìền và định và từ đấy khai thông nghẽn tắt cả thân và tâm khác với định không thiền (tập trung ý thức xả tâm ly dục) chỉ ve vuốt sự tự mãn của tâm, sự tranh chấp quyền lực mà “quyền lực tuyệt đối dẫn đến tha hoá tuyệt đối”. Và như thế Tứ niệm xứ chỉ còn là bài học lý thuyết, đọc chơi. Mà thật sự là vậy khi Tứ niệm xứ được “để dành” cho lớp năng cao, lớp đào tạo A-la-hán.

Đâu nhất thiết phải là bỏ thiền, rõ là một sai lầm. Toàn bộ các trú xứ được xây dựng theo trào lưu Nguyên Thuỷ (mới) đều nghiêm cấm “ngồi thiền”. Trong từng “thất” mỗi người mang ghế ra khoảng sân hẹp để “xả tâm”. Lúc này thì những pháp hành của đức Phật được tận dụng: Độc cư (như tê ngưu một sừng) Phòng hộ các căn, hành trì 5 giới đức, 10 thánh hạnh….v.v…

Định mà không thiền cũng không khá hơn thiền định (tưởng). Thậm chí tệ hơn vì nuôi dưỡng uế trược, bệnh tật trên thân. Rồi từ  đây dùng tác ý, lấy điều tâm mà trị bệnh. Trong các thiền đường phái chữa bệnh, hầu hết họ giải toả những ức chế, uế trược, những nghẽn tắt bằng “đi đường vòng” nhưng có điều họ cứ tưởng có lực gia trì của Tổ Sư. Họ không hề có chút hiểu biết về hệ thống tuần hoàn, sự bài tiết các dịch chất, họ không hề biết đến nhất tâm là định mà Đức Phật đã dạy.

Phật không dạy “bỏ ngồi thiền đi”. Đừng “ngồi thiền như con cóc”. Tại sao? Đức Phật quá thừa kinh nghiệm ở “thiền vô sắc”, con đường thiền thoát ly để từ đó tìm kiếm con đường đi “hợp nhất” thân và tâm.

Nhất tâm là Định. 

Đúc kết cả quá trình điều thân và điều tâm Đức Phật nêu rõ “Thế nào là thân tu tập và tâm tu tập” nhiếp phục thân, điều thân là điều quan trọng mà cả kinh thánh cầu và đại kinh Saccaka đã nhắc đi nhắc lại: Ta, kẻ đi tìm cái gì chí thiện, tìm cầu vô thượng tối thắng an tịnh đạo lộ,.. 

Thật là một địa điểm khả ái, một khóm rừng thoải mái, có con sông trong sáng chảy gần, với một chỗ lội qua dễ dàng khả ái, và xung quanh có làng mạc bao bọc dễ dàng đi khất thực. Thật là một chỗ vừa đủ cho một Thiện nam tử tha thiết tinh cần có thể tinh tấn”.

Rồi này Aggivessana, ba ví dụ khởi lên nơi Ta, vi diệu, từ trước chưa từng được nghe: Này Aggivessana, ví như có một khúc cây đẫm ướt, đầy nhựa sống và đặt trong nước. Có một người đến, cầm dụng cụ làm lửa với ý nghĩ: “Ta sẽ nhen lửa, hơi nóng sẽ hiện ra”. Này Aggivessana, Ông nghĩ thế nào? Người ấy lấy khúc cây đẫm ướt, đầy nhựa sống đặt trong nước ấy, rồi cọ xát với dụng cụ làm lửa thì có thể nhen lửa, khiến lửa nóng hiện ra được không?

Đánh lửa trên 3 khúc cây như ví dụ của Đức Phật chỉ rõ điểm cực kỳ quan trọng của điều thân. Điều thân bằng thân hành niệm, bằng toạ thiền, bằng lao tác… Đức Phật không dạy “bỏ thiền con cóc”, không dạy “ngồi bất động để xả tâm ly dục ly ác pháp” mà luôn nhắc “ngồi kiết già lưng thẳng”. Đó là tư thế tối ưu để điều thân.

Nếu bạn vào giai đoạn 1 thiền mà không định, nhưng ít ra bạn còn ngồi ngay ngắn như hướng dẫn của Giảng huấn. Đến giai đoạn 2 (nâng cấp) nhiều bạn đổ gục thấy thương nhưng lại là một bước tiến khai thông, tống xuất lậu hoặc khá tốt. Lên cấp cao hơn nữa, nếu bạn biết rằng thiền định được quyết định bởi cách thọ dụng thực phẩm, hạn chế uế trược đầu vào, tống xuất đầu ra mạnh mẽ hơn nữa thì việc điều chỉnh chế độ ăn uống như Đức Phật đã dạy 3 pháp. 

1. Phòng hộ các căn

2. Tiết độ ăn uống

3. Chú tâm tỉnh giác

Thiền định chẳng có gì xa vời, cao siêu, huyền thuật, siêu hình các bạn ạ. Đừng tự lừa mình rồi đi lừa người khác cứ lòng vòng chữa bệnh với giác ngộ. Giác ngộ thì không chữa bệnh, mà chữa bệnh thì lại không giác ngộ. Chúng sinh đang vào thời kỳ mạt pháp, khổ đến cực kỳ bởi bao nhiêu thứ tai ương, bệnh dịch, con người chết chẳng khác một con gián...Hãy làm điều có thể để tự cứu mình. 

Theo PHẬT GIÁO
Nguồn: https://phatgiao.org.vn/thien-va-dinh-d83743.html
...