GIA ĐÌNH

Thật lòng đối đãi, tình nghĩa sẽ đậm sâu

08/05/2024 - 11:30

Trong phép cư xử, cũng nên học cách thay đổi vị trí, tập nghĩ cho người khác. Thông thường muốn đạt được, trước phải biết cho đi. Mong muốn người thông cảm, cần có lòng bao dung. Muốn ai đó quan tâm, nên học cách trân trọng. Muốn người khác tôn trọng, cần có lòng tự trọng.

Empty

Làm việc, nên có sự cảm thông. Bạn nghĩ đến việc khó xử của người khác, người ta cũng sẽ quan tâm đến vấn đề của bạn. Mình chịu ra tay giúp khi người cần, chắc chắn sẽ có sự hồi đáp tương xứng.

Người với người vốn không cùng cơ thể, nên không bao giờ hiểu hết được lòng nhau. Có những việc bạn cảm thấy đơn giản, nhưng đối phương lại thấy áp lực nặng nề. Có nhiều việc người cho rằng không đáng phải nhắc tới, nhưng lòng mình lại canh cánh không quên.

Chúng ta không phải họ, nên góc độ nhìn nhận vấn đề không giống nhau, phương cách suy nghĩ cũng có nhiều khác biệt. Nên khi tiếp xúc với người khác, điều khó mà cũng quý nhất là biết đứng trên lập trường của đối phương mà suy xét. Từ đó bạn có thể xem trọng những vấn đề mà họ quan tâm, rồi tìm cách giải quyết nhẹ nhàng nhất có thể.

Hai người giao lưu với nhau, trạng thái tốt nhất là: Bạn hiểu sự nhiệt tình của tôi, dù khó khăn bao nhiêu vẫn muốn giúp bạn hoàn thành tâm nguyện. Tôi biết lời bạn định bày tỏ nhưng lặng im, trân trọng giữ tình cảm đó trong lòng.

Con người, không ai thập toàn thập mỹ. Công việc, không phải lúc nào cũng thuận gió xuôi lòng. Làm người, ai chẳng có lúc gặp khó khăn, qua lại lâu ngày cũng có thể phát sinh hiểu lầm. Nếu biết thay đổi vị trí mà suy xét, phiền phức sẽ giảm xuống. Thật lòng đối đãi với nhau, tình nghĩa sẽ đậm sâu.

Theo PHẬT GIÁO
Nguồn: https://phatgiao.org.vn/that-long-doi-dai-tinh-nghia-se-dam-sau-d79916.html
...