Có ba loại buông bỏ
Thường khi hạnh phúc, bạn cảm thấy cuộc đời giống như một giấc mơ bởi bạn không tin nó là thật. Khi khổ đau, bạn cảm thấy cuộc sống là một gánh nặng và thỉnh thoảng nỗi sầu khổ tồn tại là bởi bạn quan trọng hóa những điều nhỏ nhặt.

Ảnh minh họa.
Loại đầu tiên là sự buông bỏ nảy sinh khi bạn nhận ra khổ đau trên thế giới và bạn sợ sự khổ đau. Những biến cố trong cuộc sống, nỗi đau hay tổn thương mà bạn từng trải qua hay nhìn thấy – mang đến sự buông bỏ.
Loại thứ hai là sự buông bỏ bắt nguồn từ mong cầu của bạn để đạt được điều gì đó cao cả hơn. Một vài người xem sự buông bỏ như là con đường để giác ngộ, bằng cách từ bỏ vài thứ ở cõi đời này, họ hi vọng sẽ đạt được thành quả nào đó. Họ tu tập và thề nguyện để có được một vị trí tốt hơn trên thiên đường.
Loại thứ ba là sự buông bỏ xuất phát từ minh triết hay kiến thức. Hiểu biết rộng hơn về bản chất vô thường của tạo vật dần khiến bạn không bị ràng buộc với các sự việc, đồ vật, con người hoặc hoàn cảnh và điều này cho phép bạn tĩnh tâm và không bị xáo trộn.
Thường khi hạnh phúc, bạn cảm thấy cuộc đời giống như một giấc mơ bởi bạn không tin nó là thật. Khi khổ đau, bạn cảm thấy cuộc sống là một gánh nặng và thỉnh thoảng nỗi sầu khổ tồn tại là bởi bạn quan trọng hóa những điều nhỏ nhặt.
Nhưng nếu đã thực sự trải nghiệm lạc thú, bạn nhận ra rằng lạc thú là một gánh nặng, và nếu đã nếm trải khổ đau, bạn nhận ra rằng cuộc đời là một giấc mơ. Khi bạn nhận ra rằng mình đã vượt qua được mọi tình huống khổ đau, bạn biết rằng cuộc sống là một giấc mơ. Giữa lạc thú và niềm đau, cuộc sống chỉ là một trò đùa.
Cuộc đời vốn dễ đổi thay. Trước khi bị cuốn theo dòng đời, hãy nhận ra rằng nó là một giấc mơ, một gánh nặng hoặc một trò đùa.
Gánh nặng cuộc đời làm bạn trở nên sâu sắc hơn. Nó mang bạn trở về với cốt lõi của mình. Nhận thức về giấc mơ làm bạn tỉnh táo và xem cuộc đời là một trò đùa khiến bạn nhẹ nhàng hơn...