SỐNG KHỎE

Xóa tan nỗi lo cho người huyết áp thấp

19/10/2018 - 15:57

Huyết áp thấp là khi chỉ số huyết áp nhỏ hơn 90/60 mmHg hoặc nhỏ hơn 120/80 mmHg nhưng kèm theo nhiều dấu hiệu đau đầu, choáng váng, hoa mắt chóng mặt, váng đầu, sắc mặt nhợt nhạt, mệt mỏi thường xuyên…

Nguyên nhân gây huyết áp thấp là gì?

Theo Y học hiện đại, có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh huyết áp thấp như:

-    Không đủ thể tích máu trong lòng mạch. Điều này có thể xảy ra nếu cơ thể bị mất máu hoặc mất nước, nghĩa là cơ thể không có đủ lượng dịch cần thiết. Bạn có thể bị mất nước nếu:

-    Không uống đủ nước

-    Bị tiêu chảy nặng hoặc nôn ói nhiều

-    Đổ mồ hôi nhiều (ví dụ trong khi tập thể dục)

-    Tim co bóp yếu

-     Hệ thần kinh và một số hormone trong cơ thể có nhiệm vụ kiểm soát mạch máu hoạt động không bình thường

-     Mang thai

-     Các vấn đề về nội tiết như tuyến giáp không hoạt động (nhược giáp), tiểu đường hoặc lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết)

-     Kiệt sức do nhiệt hoặc cảm nhiệt

-     Một số loại thuốc không cần kê toa

-     Một số loại thuốc theo toa như thuốc trị cao huyết áp, trầm cảm hoặc Parkinson.

Theo Y học cổ truyền, huyết áp thấp thuộc chứng Huyễn Vựng  (huyễn là hoa mắt, vựng là chóng mặt), nguyên nhân do:

-    Tâm dương bất túc (thường gặp người cao tuổi & nữ giới trẻ)

-    Tỳ khí suy nhược

-    Tâm hư yếu

-    Khí huyết lưỡng hư: khí thăng giáng mất điều hòa, não thiếu sự nuôi dưỡng của huyết, gây nên hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, váng đầu, sắc mặt nhợt nhạt, chân tay run yếu, mạch vô lực…

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Biến chứng nguy hiểm do “Huyết áp thấp”

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Tuy không kém phần nguy hiểm so với huyết áp cao, nhưng những người bị huyết áp thấp thường hay chủ quan dẫn đến tình trạng bệnh nặng hơn, chữa khó hơn, đưa đến một số biến chứng nguy hiểm:

-   Thiếu máu cơ tim gây đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim.

-   Ngất xỉu: Người bệnh có cảm giác choáng váng, mất thăng bằng, mất ý thức tạm thời và ngất xỉu do huyết áp thấp quá mức khiến não bộ nhất thời không được cung cấp đủ oxy và dưỡng chất. Huyết áp càng xuống thấp và kéo dài, ngất xỉu càng thường xuyên. Tình trạng này cực kỳ nguy hiểm khi đang ở trên cao, tham gia giao thông, vận hành máy móc…

-   Trí nhớ giảm sút, teo não: Huyết áp thấp kéo dài khiến các tế bào thần kinh bị thiếu dưỡng chất lâu dần bị thoái hóa không hồi phục làm suy giảm trí nhớ, trường hợp nặng có thể gây teo não.

-   Làm ảnh hưởng đến chức năng của mọi cơ quan như tim, thận, phổi và tổ chức thần kinh.

-   Thiếu máu não gây nhũn não, nhồi máu não

-   Đặc biệt nguy hiểm với tình trạng tụt huyết áp bất ngờ mà không kịp sơ cứu.

Một số biện pháp khắc phục khi bị huyết áp thấp

 Huyết áp thấp nên ăn gì?

-    Nước lọc: Đối với những người bị huyết áp, việc bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể là rất quan trọng. Bên cạnh nước lọc, bạn cũng có thể uống nước dừa, nước khoáng, cà phê, tràm v.v.v.

-    Nho khô: Nho khô được xem là một loại thực phẩm giúp cân bằng huyết áp hiệu quả. Nho khô hỗ trợ chức năng tuyến thượng thận, do đó duy trì huyết áp ở mức ổn định. Bạn có thể ăn khoảng 30-40 hạt nho khô đã được ngâm nước qua đêm và ăn khi bụng đói.

-    Hạnh nhân: Hạnh nhân có thể phòng ngừa hạ huyết áp ở những người thường bị huyết áp thấp.

-    Tăng cường thức ăn chứa nhiều sắt như thịt lườn gà, gan động vật, mộc nhĩ, nấm hương khô, cần tây, rau đay, rau dền, quả lựu, táo và cá trong chế độ ăn.

-    Muối chứa sodium: Muối chứa sodium có tác dụng làm tăng huyết áp. Tuy nhiên, bạn không nên dùng quá nhiều muối vì sẽ gây hại cho sức khỏe.

Huyết áp thấp nên kiêng gì?

Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng hạ huyết áp của bạn nghiêm trọng hơn, vì vậy bạn cần hạn chế những thực phẩm này.

-    Cà chua: Cà chua có tác dụng làm giảm huyết áp, vì vậy sẽ làm huyết áp của bạn thấp hơn. Nếu ăn quá nhiều cà chua, bạn có thể bị chóng mặt, đau đầu, hoa mắt.

-    Cà rốt: chứa muối succinic có thể khiến kali trong nước tiểu tăng lên, huyết áp giảm, nên tránh ăn nhiều.

-    Rau diếp, cà rốt, khoai tây, chuối rất giàu kali, ít natri. Việc bổ sung nhiều kali có thể khiến thận tăng đào thải natri vào nước tiểu, chính vì vậy, ăn nhiều các loại rau này có thể khiến bạn bị tụt huyết áp.

-   Thực phẩm có tính lạnh như rau bina, dưa hấu, đậu đỏ, đậu xanh, v.v.

-   Đồ uống có cồn: Sử dụng đồ uống có cồn gây mất nước trong cơ thể

Chế độ sinh hoạt cho người huyết áp thấp

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Người huyết áp thấp cần tự trang bị cho mình các kiến thức phòng ngừa và cải thiện sức khỏe từ lối sống, sinh hoạt như sau:

-    Thư giãn tinh thần, không để mệt mỏi và áp lực quá độ.

-    Tạo lập và duy trì thói quen đi ngủ đúng giờ. Mỗi đêm cần ngủ đủ 7 – 9 tiếng và dành 20 – 40 phút buổi trưa để nghỉ ngơi.

-    Thức dậy đúng cách: Khi thức dậy cần nằm thêm một lúc, tập một vài động tác đơn giản (có thể vận động các khớp xương chân tay). Sau đó ngồi dậy từ từ, để chân tay trên giường, rồi từ từ cho chân ra khỏi giường và vẫn tiếp tục ngồi. Khi đứng dậy nên vịn vào ghế, cứ đứng như thế một lúc.

-    Duy trì chế độ ăn hợp lý 3-4 bữa/ngày (chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày).

-    Dành thời gian tập thể dục hằng ngày, tối thiểu là 30 phút với các bài tập di chuyển tư thế chậm, như đi bộ nhẹ nhàng, đạp xe, ngồi thiền, tập yoga, hít thở,… Không nên chọn các môn thể thao vận động quá mạnh.

-    Không hút thuốc lá và tránh xa khói thuốc.

-    Mang tất nén (tất có độ đàn hồi cao) nếu huyết áp thường xuyên tụt.

-    Hạn chế tắm nước quá nóng, không tắm quá lâu để ngăn ngừa tình trạng giãn mạch gây hạ huyết áp.

Theo Sức khỏe đời sống
Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/huyet-ap-thap-khong-con-la-noi-lo-n149659.html
...