SỐNG KHỎE

Xoa bóp, chữa liệt nửa người do đột quỵ

12/05/2023 - 21:45

Đột quỵ thuộc phạm vi chứng trúng phong trong Đông y, là một trong những căn bệnh nguy hiểm và thường để lại di chứng nặng nề về sức khoẻ.

Xoa bóp 

Đây là biện pháp không thể thiếu được khi trị liệu trúng phong, đặc biệt đối với tình trạng bán thân bất toại (liệt nửa người) trong giai đoạn hồi phục và di chứng. Tiến hành xoa bóp sẽ giúp thúc đẩy khí huyết vận hành, điều hòa kinh mạch và công năng các tạng phủ, rất có lợi cho sự phục hồi chức năng của chi thể bị liệt. Tiến hành xoa bóp toàn thân, nhất là bên liệt khoảng 15 phút, giúp người bệnh vận động co và duỗi các chi thể. 

Bộ vị cần xoa bóp là các vùng đầu mặt, lưng và chi thể, trọng tâm là bên liệt. Các huyệt nên chú ý day bấm khi xoa bóp là phong trì, kiên tỉnh, kiên ngung, khúc trì, hợp cốc, thủ tam lý (chi trên), hoàn khiêu, dương lăng tuyền, túc tam lý, huyết hải, phong thị, ủy trung, thừa sơn, côn lôn, giải khê (chi dưới), thái dương, toản trúc, ế phong, giáp xa, địa thương (mặt). 

Trường hợp người bệnh có thể chủ động vận động được thì làm tiếp các động tác: Nằm ngửa, hai bàn tay nắm chặt lại, cánh tay và đùi thay nhau co duỗi. Tập tự ngồi dậy, ban đầu có sự trợ giúp, sau đó tự tập ngồi dậy. Ngồi dậy, nâng chân và giẫm chân tại chỗ 10 - 15 lần. 

Chuyển từ tư thế ngồi sang tư thế đứng, tựa vào mép giường hoặc thành ghế đứng dậy. Giẫm chân tại chỗ 10 - 15 lần. Hai chân thay thế nhau nâng lên một lát 10 lần. Dựa vào thành giường hoặc ghế mà bước đi. Dần dần tập đi chống gậy rồi tiến tới độc lập tự đi được. Tiếp tục tập bước lên hoặc xuống các bậc thang gác hoặc đi bộ cự ly ngắn. Tay tập viết chữ, nắm bóp quả cầu nhỏ. Tập ngồi xổm rồi đứng dậy. 

Các thao tác trên đây lựa chọn tập lần lượt và tiến tới tùy theo mức độ phục hồi của bệnh nhân và tuân thủ nguyên tắc từ dễ đến khó, từ nhiều đến ít, từ dài đến ngắn, không nóng vội và bỏ qua giai đoạn. 

 Ảnh minh họa.

 Ảnh minh họa.

Luyện phóng túng công

Cổ nhân nói luyện khí công giúp "khí huyết lưu thông tiện thỉ bổ", mà khi huyết lưu thông lại quan hệ mật thiết với việc vận động. Trong giai đoạn bị liệt nên luyện Phóng tùng công, công pháp thuộc Tịnh công, lấy việc thư giãn thần kinh, thả lỏng cơ thể, hơi thở điều hòa tự nhiên, niệm chữ "lỏng" và thể nghiệm, quan sát cảm giác thả lỏng. 

Để tập luyện phương pháp này, trước khi luyện hãy chia thân thể thành hai bên là tiền diện, hậu diện và 3 đường (tuyến) Tuyến 1- (2 bên): Hai bên đầu đ hai bên cổ đ vai đ cánh tay đ khớp khuỷu đ cẳng tay đ khớp cổ tay đ hai bàn tay đmười ngón tay. Tuyến 2 - (tiền diện = mặt trước): Mặt đ cổ đ ngực đ bụng đ eo lưng đ khớp gối đ hai cẳng chân đ mười ngón chân. Tuyến 3 (hậu diện = mặt sau). Sau đầu đ sau cổ đ eo lưng đ mặt sau hai đùi ? hai cẳng chân đ hai bàn chân(mặt dưới). 

Sau khi nắm vững ba tuyến mới bắt đầu luyện tập. Dùng tư thế ngồi hoặc nằm. Trước tiên chú ý vào một bộ vị, sau mới niệm chữ "lỏng". Lại chú ý đến dưới một bộ vị và niệm chữ "lỏng". Bắt đầu tập luyện từ tuyến 1 theo thứ tự từ trên xuống dưới, thả lỏng từng bộ phận làm cho thư giãn. Tuyến 1 thả lỏng xong thì làm tiếp tuyến 2 rồi đến tuyến 3 xong đến bộ vị sau cùng thì nghỉ 1 - 2 phút. Sau khi thả lỏng cả ba tuyến thì ý thủ tại rốn trong 3 - 4 phút. Công pháp này có thể luyện khoảng 3 vòng, mỗi ngày 1 lần.

Theo Kienthuc.net.vn                                                      
Nguồn:
...