SỐNG KHỎE

Trẻ bị chân tay miệng nên ăn gì để phục hồi sức khỏe?

02/10/2018 - 17:05

Cùng với việc tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ thì dinh dưỡng cũng đóng vai trò không nhỏ trong việc điều trị chân tay miệng ở trẻ.

Tay chân miệng là một trong những bệnh lý rất phổ biến ở trẻ, đặc biệt là ở trẻ dưới 10 tuổi. Khi bị bệnh, trẻ thường có các dấu hiệu như sốt nhẹ, phát ban khắp người và phát triển thành các vết loét gây đau đớn. Bên cạnh đó, các vết loét còn xuất hiện ở khoang miệng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc ăn uống cũng như sinh hoạt của trẻ. Điều này sẽ khiến bé chán ăn, thậm chí suy dinh dưỡng và thiếu sức đề kháng.

Chính vì thế, cần xây dựng cho trẻ bị chân tay miệng một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và đa dạng để bé có thể hấp thụ một cách tốt nhất. Không chỉ vậy, điều này còn giúp bé tăng đề kháng trong cơ thể để chống lại bệnh tật. Vậy trẻ bị chân tay miệng nên ăn gì để phục hồi sức khỏe?

Trứng

Khi trẻ bị tay chân miệng, bố mẹ cần xây dựng một thực đơn đầy đủ chất dinh dưỡng và đa dạng cho con để hỗ trợ điều trị bệnh nhanh chóng. Ảnh minh họa: Internet

Khi trẻ bị tay chân miệng, bố mẹ cần xây dựng một thực đơn đầy đủ chất dinh dưỡng và đa dạng cho con để hỗ trợ điều trị bệnh nhanh chóng. Ảnh minh họa: Internet

Trứng là loại thực phẩm rất giàu protein, vitamin, chất đạm và khoáng chất rất tốt cho cơ thể. Bên cạnh đó, trứng còn là món ăn thơm ngon, mềm và không gây nghiêm trọng thêm các vết loét, giúp trẻ không đau đớn trong quá trình nhai nuốt. Ngoài ra, bạn có thể chế biến trứng thành nhiều món khác nhau như chiên, luộc, hấp, nấu canh để thay đổi mùi vị cho bé ăn mỗi ngày.

Đồ ăn loãngViệc nhai nuốt các thực phẩm cứng như cơm hoặc cháo đặc có thể khiến bé cảm thấy đau đớn vì các vết loét ở khoang miệng gây ra. Tuy nhiên, việc cung cấp tinh bột cho bé vào thời điểm này cũng là việc rất cần thiết, do vậy, bạn có thể cho bé ăn các loại cháo loãng, súp để bổ sung năng lượng. Lưu ý, bạn chỉ nên nấu cháo loãng, súp với thịt hoặc một số loại rau củ và tránh cá cũng như đồ ăn có vị tanh. Đu đủLà loại thực phẩm có vị ngọt và mềm, đu đủ sẽ không ma sát lên các vết loét trong khoang miệng gây đau khi trẻ ăn mà còn làm dịu chúng. Đồng thời, đu đủ còn giàu vitamin có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ điều trị bệnh chân tay miệng ở trẻ.

Nước dừa

Trường hợp trẻ trên 1 tuổi bị tay chân miệng thì có thể dùng nước dừa để bổ sung nước và chất điện giải cho cơ thể. Theo đó, nước dừa là loại thức uống mát, thơm, dễ uống và có thể làm dịu nhẹ các vết loét.

Nên chế biến đồ ăn thật kỹ và mềm để tránh gây tổn thương lên các vết loét trên khoang miệng của trẻ. Ảnh minh họa: Internet

Nên chế biến đồ ăn thật kỹ và mềm để tránh gây tổn thương lên các vết loét trên khoang miệng của trẻ. Ảnh minh họa: Internet

Sữa chua và mật ong

Ai cũng biết sữa chua là loại thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn cũng như vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể. Còn mật ong thì có vị ngọt, có tác dụng diệt khuẩn mạnh mẽ giúp thúc đẩy quá trình làm lành các vết loét ở khoang miệng trẻ. Theo đó, bạn có thể cho trẻ bị tay chân miệng ăn hỗn hợp sữa chua, mật ong cùng một số loại trái cây sẽ rất tốt trong thời gian bé bị bệnh. 

Dưa hấu

Dưa hấu là loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C giúp ngăn ngừa sự lan rộng của các vết loét trên cơ thể trẻ. Bên cạnh đó, dưa hấu còn có vị ngọt, mềm và mát rất thích hợp để trẻ ăn trong thời gian bị chân tay miệng. Một số thực phẩm khác như cam, quýt, chanh,... cũng rất giàu vitamin C nhưng chúng lại có vị chua nên khi tiếp xúc với các vết loét trên miệng sẽ khiến bé bị xót và đau đớn. Do vậy, trước khi cho trẻ sử dụng những thực phẩm này bạn cần cân nhắc thật kỹ.

Theo Bảo Bình/Phụ nữ sức khỏe
Nguồn: https://phunusuckhoe.vn/tre-bi-chan-tay-mieng-nen-an-gi-de-phuc-hoi-suc-khoe-c21a298461.html
...