SỐNG KHỎE

Những biến chứng đáng sợ của bệnh viêm khớp

25/12/2018 - 16:31

Viêm khớp dạng thấp là căn bệnh khá phổ biến, có thể gây nhiều biến chứng. Nó không chỉ ảnh hưởng riêng đến xương, khớp mà còn ảnh hưởng đến các bộ phận xung quanh.

 Một số triệu chứng khi bị viêm khớp dạng thấp: Bị sưng và có nhiều dịch lỏng xung quanh các khớp cùng một lúc; bị sưng ở cổ tay, bàn tay hoặc các khớp ngón tay; xuất hiện cục u dưới da ….

 Khi bạn thấy xuất hiện các triệu chứng trên, bạn có thể xét nghiệm máu để kiểm tra các dấu hiệu của bệnh viêm khớp dạng thấp. 

 Ngoài ra có thể kiểm tra bằng hình ảnh: Chụp X-quang là cách chẩn đoán nhanh nhất đối với bệnh viêm khớp dạng thấp. Đây cũng là cách so sánh, đối chiếu sự tiến triển của bệnh, để giúp phát hiện các tổn thương khớp và viêm.

 Điều trị viêm khớp dạng thấp: Hiện chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh này, mọi sự điều trị đều nhằm giảm viêm đau khớp và ngăn ngừa tổn thương khớp, và tối đa hóa chức năng khớp. Cách điều trị tốt nhất là kết hợp điều trị giữa thuốc và các bài tập tăng cường cơ bắp hỗ trợ quanh khớp. Sự điều trị được áp dụng riêng cho từng đối tượng vì điều trị liên quan đến tuổi tác từng người.

 Thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp: Thuốc dùng để điều trị viêm khớp dạng thấp là thuốc antirheumatic (DMARDs) trong đó bao gồm thuốc kháng viêm steroid (NSAIDs), steroid, và thuốc giảm đau. Thuốc DMARDs sẽ làm chậm tiến triển của bệnh và thường được sử dụng với thuốc NSAID và steroid trong điều trị. 

 Ngoài ra khi bị viêm khớp dạng thấp, bạn cũng có thể chọn phương pháp phẫu thuật. Trong đó, phẫu thuật thay khớp là phổ biến nhất. Các loại phẫu thuật thường được dùng đó là nội soi khớp và tái tạo dây chằng.

 Các phương pháp điều trị khác cho bệnh viêm khớp dạng thấp như: ấm nhiệt, thư giãn, chấm cứu cũng được sử dụng. Ngoài ra cần bổ xung các thực phẩm như: Dầu cá, dầu hạt cây lưu ly … 

 Ăn uống lành mạnh nhằm cân bằng chất dinh dưỡng cũng là biện pháp chống viêm khớp dạng thấp hiệu quả. Người bị viêm khớp dạng thấp cần tránh các thực phẩm giàu chất béo bão hòa như thịt hun khói, thịt bò, bơ. Và bổ xung các thực phẩm giàu acid béo omega-3 … 

 Tập thể dục: Tập thể dục không chỉ làm cho khớp chắc khỏe mà còn làm giảm nguy cơ các bệnh về khớp trong đó có viêm khớp dạng thấp. Ngoài ra, cần tránh các môn tập tạo áp lực cho khớp như: chạy bộ, nâng trọng lượng nặng …

  Viêm khớp dạng thấp là sự rối loạn hệ miễn dịch, đây chính là nguyên nhân gây viêm niêm mạc của các khớp. Viêm khớp dạng thấp cũng có thể ảnh hưởng đến da, mắt, phổi, tim, máu, hoặc dây thần kinh. Đây cũng là căn bệnh phát triển nhanh theo thời gian, mọi phương pháp điều trị chỉ có thể làm chậm hoặc ngăn chặn sự tiến triển của bệnh.

 Viêm khớp dạng thấp thường đi kèm với triệu chứng đau đớn và viêm sưng. Dạng viêm này thường hay xảy ra đối xứng trên các bộ phận cơ thể cùng một lúc (chẳng hạn như cổ tay, đầu gối, hoặc bàn tay). Các triệu chứng khác bao gồm: cứng khớp, đặc biệt là vào buổi sáng hoặc sau một thời gian không hoạt động, mệt mỏi liên tục và sốt nhẹ. Triệu chứng có thể đến dần dần qua các năm, nhưng có thể đến nhanh chóng cho một số người.

 Viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến khoảng 1% dân số Mỹ và thường xuất hiện ở độ tuổi từ 30-60, nhưng những người trẻ tuổi và lớn tuổi cũng có thể bị ảnh hưởng. Bệnh viêm khớp dạng thấp tỷ lệ xảy ra ở phụ nữ cao hơn gấp 3 lần so với nam giới. Và điều tác động để bệnh đến nhanh hơn đó là: hút thuốc lá và tiền sử gia đình.

 Cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra một nguyên nhân cụ thể nào cho bệnh viêm khớp dạng thấp này. Có trường hợp bị bệnh là do yếu tố di truyền, nhưng có trường hợp lại do một loại vi rút xâm nhập vào cơ thể gây nên …

 Có trường hợp sảy ra biến chứng thành viêm màng khớp và điều đó có thể sẽ phá hủy sụn và xương, gây ra biến dạng khớp. Điều này sẽ gây ra sự đau đớn vô cùng và đôi khi sẽ bị mất chức năng của khớp.

 . Ngoài ra, viêm khớp dạng thấp có thể ảnh hưởng đến bộ phận khác của cơ thể như: xuất hiện cục dưới da, miệng, mắt và các cơ quan nội tạng trong cơ thể …

 Đối với những người ở tuổi vị thành niên viêm khớp dạng thấp sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển cơ thể, vì thế cần phải có chế độ dinh dưỡng cũng như tập luyện thật tốt để tránh căn bệnh này.

 Đối với người đang mang thai: Một điều rất đáng ngạc nhiên là bệnh viêm khớp dạng thấp được cải thiện rõ rệt lên đến 80% đối với phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Nguyên do vì sao lại dẫn đến điều này thì các nhà khoa học vẫn đang trong quá trình nghiên cứu. Còn đối với phụ nữ đang mang thai nhưng vẫn dùng thuốc viêm khớp dạng thấp thì cần phải có hướng dẫn của bác sĩ.

Theo Kienthuc.net.vn
Nguồn:
...