SỐNG KHỎE

Có tới 100 triệu vi khuẩn trú ngụ trong bàn chải đánh răng

25/09/2021 - 11:00

Đánh răng là công việc hàng ngày. Tuy nhiên, những kiến thức vệ sinh răng miệng dưới đây có thể bạn chưa biết.

 Bàn chải đánh răng - “tụ điểm” của các loại vi khuẩn:

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Manchester đã phát hiện chiếc bàn chải đánh răng dù luôn được bảo quản ở những nơi cao ráo, sạch sẽ vẫn có thể trở thành nơi trú ngụ lý tưởng của hơn 100 triệu vi khuẩn, thậm chí bao gồm vi khuẩn E.coli gây tiêu chảy và khuẩn tụ cầu gây nhiễm trùng da.

Khoang miệng - “ngôi nhà” của các loài vi sinh:

Bộ phận giúp bạn trao những nụ hôn ngọt ngào cho người yêu thương thực sự không “thuần khiết”.  Phó giáo sư Gayle McCombs đến từ Trung tâm Nghiên cứu vệ sinh Răng miệng , Đại học Old Dominion cho biết đây cũng là nơi sinh sống của nhiều loài vi khuẩn. Những sinh vật này tập trung nhiều ở các mảng bám trên răng.

Vệ sinh khi răng miệng bị tổn thương:

Khi xuất hiện các vết xước ở vùng lợi, bạn cần thận trọng hơn trong quá trình vệ sinh răng miệng. Nếu sức đề kháng không cao, bạn có thể dễ dàng bị tấn công bởi “ổ’ vi khuẩn có trong chiếc bàn chải. Cố gắng sắm cho mình một bàn chải riêng biệt để tránh các bệnh lây nhiễm.

Không để bàn chải đánh răng ở gần bồn rửa, nhà vệ sinh:

Hãy tưởng tượng, mỗi lần bạn đi vệ sinh, các vi khuẩn có hại sẽ được “giải thoát” ra môi trường bên ngoài. Chúng nhanh chóng di chuyển trong không khí và có thể bám vào bàn chải đánh răng của bạn. Nếu như bạn luôn cố gắng giữ cho đũa, đĩa đựng thức ăn sạch sẽ thì không có lý do gì bạn lại bảo quản bàn chải đánh răng ở những nơi xú uế như này.

Sau khi đã lựa chọn được vị trí bảo quản phù hợp, bạn cũng nên lưu ý cách làm sạch bề mặt bàn chải bằng cách:  rửa sạch dưới vòi nước xối mạnh sau mỗi lần sử dụng; giữ bàn chải luôn khô ráo bởi vi khuẩn thường phát triển mạnh ở môi trường ẩm ướt.

Giữ bàn chải thẳng đứng bằng cách cắm chúng vào các dụng cụ chuyên dụng có bán sẵn trên thị trường; không dùng chung bàn chải đánh răng. Thậm chí, bạn cố gắng không nên để các bàn chải sát nhau để tránh lây truyền vi khuẩn gây bệnh.

Không quá tin tưởng các loại thuốc tiệt trùng:

thực tế, các loại thuốc dạng xịt dùng để tiêu diệt vi khuẩn trên thị trường thực sự có tác dụng. Tuy nhiên, nó không thể tiêu diệt hoàn toàn tất cả các loại vi sinh ở bàn chải. Điều này đồng nghĩa với việc bạn vẫn có khả năng lây nhiễm bệnh.

Thay bàn chải đánh răng sau 3 tháng sử dụng:

Hiệp hội Nha khoa Mỹ khuyến cáo sau ba tháng sử dụng, lông bàn chải có xu hướng bị xơ hóa, tích tụ nhiều vi khuẩn hơn.

Sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng:

Bàn chải đánh răng có thể không loại bỏ hết được thức ăn còn bám lại ở kẽ răng. Do vậy, việc sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng là cần thiết để đảm bảo hàm răng của bạn được vệ sinh sạch sẽ.

Theo Lê Nguyệt (medicinenet.com0
Nguồn:
...