SỐNG KHỎE

Cách ngủ không ngáy đơn giản và hiệu quả tại nhà

17/01/2020 - 18:00

Ngủ ngáy không chỉ làm giảm chất lượng giấc ngủ của bản thân mà còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến người khác. Do đó, hãy cùng tham khảo những cách ngủ không ngáy dưới đây để áp dụng ngay.

Nội dung bài viết

  • Nguyên nhân ngủ ngáy
  • Ngủ ngáy có nguy hiểm hay không?
  • Hướng dẫn cách ngủ không ngáy
    • Thay đổi tư thế khi nằm ngủ
    • Không uống rượu bia và sử dụng thuốc lá
    • Hạn chế ăn no hoặc ăn sát giờ ngủ
    • Làm thông thoáng đường thở
    • Giảm cân nếu thừa cân
    • Uống nhiều nước
    • Sinh hoạt khoa học
    • Vệ sinh phòng ngủ sạch sẽ
    • Dùng miếng dán cánh mũi chuyên dùng
    • Dùng thiết bị nâng hàm dưới
  • Cách chữa bệnh ngủ ngáy dân gian
    • Mật ong
    • Tinh dầu bạc hà

Nguyên nhân ngủ ngáy

Muốn áp dụng những cách ngủ không ngáy hiệu quả, trước hết người bệnh cần tìm hiểu kỹ các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Thông thường đây là biểu hiện xảy ra do:

Triệu chứng nghẹt mũi, bị tắc đường thở trong mũi do người bệnh mắc chứng viêm xoang, viêm mũi dị ứng hay viêm họng, ho khan,…

Lệch vách ngăn hay khoang mũi bị viêm mãn tính gây ra hiện tượng tắc nghẽn đường thở

 

 

Người bệnh ngủ ngáy thường do nhiều nguyên nhân gây ra - Ảnh minh họa: Internet

Người bệnh gặp phải các vấn đề về cơ họng và cơ lưỡi khi trong quá trình ngủ sâu, tuổi tác cao, uống quá nhiều rượu bia hay lạm dụng thuốc ngủ,…

Trẻ em mắc chứng viêm amidan, viêm họng hạch lớn,…

Ngủ ngáy có nguy hiểm hay không?

Bên cạnh việc quan tâm đến những cách ngủ không ngáy, nhiều người còn thắc mắc không biết ngủ ngáy có nguy hiểm không? Tuy nhiên trên thực tế đây là triệu chứng khá phổ biến với 45% người lớn đều mắc phải. Ngủ ngáy không chỉ làm ảnh hưởng đến người xung quanh mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khỏe, cụ thể:

Người ngủ ngáy có nguy cơ mắc chứng ngưng thở lên đến 75% so với người bình thường. Điều này làm gián đoạn quá trình hô hấp trong giấc ngủ vô cùng nguy hiểm.

Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch

Làm gián đoạn hô hấp thường xuyên khiến máu không được cung cấp đầy đủ oxy nuôi cơ thể. Vì thế, mỗi lần ngưng thở có thể lên đến 10 giây.

 

 

Ngủ ngáy không chỉ làm ảnh hưởng tiêu cực đến người khác mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe - Ảnh minh họa: Internet

Ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ khiến người bệnh ngủ chập chờn, không đủ giấc do khó thở hoặc cố giữ cho cơ họng vận đọng để duy trì hoạt động hít thở.

Tăng nguy cơ mắc chứng cao huyết áp, phồng tim và rối loạn tim mạch,…

Đặc biệt làm cho tình trạng mạch máu bị có thắt khi đưa đến phổi và tim do việc thiếu oxy ngày càng nghiêm trọng hơn.

Người bệnh bị mất tập trung, suy giảm trí nhớ, nhức đầu và béo phì,…

Hướng dẫn cách ngủ không ngáy

Các chuyên gia cho rằng đa phần các trường hợp ngủ ngáy đều có thể khắc phục được thông qua những cách ngủ không ngáy sau:

Thay đổi tư thế khi nằm ngủ

Việc người bệnh ngủ ở tư thế nằm ngửa là hoàn toàn không tốt. Bởi ở tư thế này, lưỡi và vòm họng của người bệnh sẽ bị đổ hướng về phía họng và chạm vào thành họng. Điều này gây cản trở dòng khí lưu thông và phát ra tiếng ngáy ngủ. Do đó để hạn chế tình trạng này người bệnh nên nằm ngủ nghiêng sang một bên.

Trường hợp người bệnh khó khăn trong việc nằm nghiêng thì nên sử dụng một chiếc gối ôm mềm và gác một chân vòng lên gối để làm điểm tựa. Ngoài ra, người bệnh ngủ ngáy nên gối đầu bằng một chiếc gối cao hơn so với bình thường để giúp đường thở thông suốt.

 

 

Người bệnh ngủ ngáy nên thay đổi tư thế nghiêng để ngủ - Ảnh minh họa: Internet

Không uống rượu bia và sử dụng thuốc lá

Đa phần những người có thói quen uống nhiều rượu bia hay dùng thuốc an thần thường xuyên có nguy cơ ngủ ngáy cao. Bởi các chất kích thích này đều có khả năng gây giãn cơ bắp trong đó có cả cơ họng làm vùng cơ tại đây trùng xuống và cản trở đường thở.

Ngoài ra, thuốc lá còn là nguyên nhân chủ yếu khiến đường thở và cơ vòm họng bị kích thích gây ngủ ngáy ở nam giới.

Hạn chế ăn no hoặc ăn sát giờ ngủ

Nhiều người thường ăn quá no hoặc quá muộn cận với giờ ngủ khiến cho quá trình tiêu hóa bị ảnh hưởng. Điều này góp phần ảnh hưởng đến tình trạng ngủ ngáy.

Làm thông thoáng đường thở

Nếu người bệnh bị nghẹt mũi do các bệnh lý về đường hô hấp gây tắc nghẽn đường thở thì có thể áp dụng ngay các biện pháp làm thông mũi như tắm nước ấm, rửa mũi bằng nước muối sinh lý, dùng loại thuốc thông mũi,…

Giảm cân nếu thừa cân

Các nghiên cứu cho thấy người thừa cân, béo phì có nguy cơ ngủ ngáy cao. Do cơ thể họ thường bị tích tụ mỡ thừa ở vùng cổ gây chèn ép cuống họng. Vì thế, nếu đang thừa cân, người bệnh nên cố gắng tập luyện thể dục để giảm trọng lượng cơ thể xuống mức thích hợp.

 

 

Người thừa cân nên có kế hoạch giảm cân để hạn chế tình trạng ngủ ngáy - Ảnh minh họa: Internet

Uống nhiều nước

Người bệnh cần bổ sung đầy đủ lượng nước cho cơ thể mỗi ngày, trung bình khoảng từ 1,5 – 2 lít. Điều này giúp làm loãng dịch ở mũi và họng. Từ đó dễ dàng loại bỏ chúng ra ngoài và giảm triệu chứng ngủ ngáy đáng kể.

Sinh hoạt khoa học

Một số người có kế hoạch sinh hoạt hằng ngày không hợp lý chẳng hạn như làm việc liên tục không nghỉ ngơi, ngủ quá muộn, kiệt sức khiến cơ thể mệt mỏi quá mức,… Tất cả những điều này đều khiến người bệnh dễ rơi vào giấc ngủ mê và bị ngáy trong vô thức. Vì thế, người bệnh nên tập thói quen ngủ nghỉ khoa học và tránh làm việc quá sức ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Vệ sinh phòng ngủ sạch sẽ

Những tác nhân gây chứng dị ứng cho mũi và họng bao gồm bụi không khí, mạt bụi trong chăn, lông thú cưng,… Tất cả đều làm gia tăng nguy cơ mắc chứng ngủ ngáy. Do đó để hạn chế tối đa tình trạng này người bệnh cần đảm bảo nhà cửa luôn sạch sẽ và không cho thú cưng ngủ cùng.

 

 

Người bệnh thường xuyên dọn dẹp phòng ngủ sạch sẽ để tránh trường hợp ngủ ngáy - Ảnh minh họa: Internet

Dùng miếng dán cánh mũi chuyên dùng

Nếu đường hô hấp của người bệnh bị hẹp hay tắc nghẽn do các bệnh lý về đường hô hấp thì khi ngủ có thể sử dụng miếng dán cánh mũi hỗ trợ ngủ ngon giấc hơn. Loại miếng dán này thường được thiết kế với hàm lượng tinh dầu thảo dược có công dụng làm nóng và thông mũi nhanh, hiệu quả.

Dùng thiết bị nâng hàm dưới

Tình trạng ngủ ngáy xảy ra do lưỡi người bệnh ngăn cản không khí qua lại ở cuối cổ họng trong lúc ngủ thì hãy sử dụng thiết bị nâng hàm dưới. Nó được thiết kế để nâng lưỡi người bệnh lên trên trong suốt thời gian ngủ. Từ đó giúp đường thở thông thoáng hơn.

Cách chữa bệnh ngủ ngáy dân gian

Cách chữa ngủ ngáy bằng phương pháp dân gian từ các nguyên liệu thảo dược tự nhiên rất lành tính và không gây tác dụng phụ. Người bệnh ngủ ngáy có thể tham khảo những bài thuốc sau đây:

Mật ong

Mật ong có công dụng kháng khuẩn và chống viêm rất tốt cho hệ hô hấp. Đặc biệt là những người gặp chứng ngủ ngáy nên ngậm mật ong trước khi ngủ hoặc pha mật ong với nước ấm để uống. Công thức này giúp làm ấm và hạn chế tình trạng viêm niêm mạc vô cùng hiệu quả.

 

 

Cách ngủ không ngáy khi dùng mật ong được nhiều người áp dụng - Ảnh minh họa: Internet

Tinh dầu bạc hà

Tương tự như mật ong, tinh dầu bạc hà cũng có công dụng giảm viêm sưng niêm mạc cổ họng. Đặc biệt ở những người hay ngủ ngáy nên nhỏ vài giọt tinh dầu bạc hà vào nước và dùng súc miệng. Duy trì thực hiện đều đặn hàng ngày đảm bảo triệu chứng ngủ ngáy sẽ thuyên giảm đáng kể.

Bài viết trên đã chia sẻ cho người đọc những cách ngủ không ngáy vô cùng hiệu quả. Qua đó, người đọc có thể tham khảo và vận dụng để cải thiện chất lượng giấc ngủ tốt hơn.

Theo Theo Phụ nữ sức khỏe
Nguồn: https://phunusuckhoe.vn/10-meo-ngu-khong-ngay-giup-ban-em-giac-suot-dem-c25a335404.html
...