SỐNG KHỎE

7 thực phẩm nên thận trọng khi chế biến kẻo gây ngộ độc cho cả gia đình

20/05/2019 - 15:00

Nếu không cẩn thận khi chế biến các thực phẩm này, người dùng có thể bị ngộ độc, thậm chí tử vong.

1. Khoai tây mọc mầm, có màu xanh

 

 

Glycoalkaloid có trong lá, thân và mầm khoai tây và thậm chí có thể tích tụ ở củ khoai tây nếu củ để quá lâu, nhất là dưới ánh nắng mặt trời.

Ăn phải glycoalkaloids sẽ dẫn đến chuột rút, tiêu chảy, đau đầu bối rối, hoặc thậm chí hôn mê và tử vong.

Ngoài ra, khoai tây mọc mầm chứa solanine, một loại glyco-alkaloid đắng và độc, có tính gây mê. Khi khoai tây có màu xanh tức là hàm lượng solanine đạt mức có nguy cơ gây nguy hiểm. Vì vậy, không nên ăn phần củ có màu xanh. 

2. Hạt hạnh nhân đắng

 

 

Hạt hạnh nhân có 2 loại là hạnh nhân ngọt và hạnh nhân đắng. Hạnh nhân đắng chứa lượng lớn xyanua hydro.

Theo Foxnew, chỉ cần ăn 7 - 10 hạt hạnh nhân đắng sống sẽ gây nguy hiểm cho người lớn, và có thể gây tử vong cho trẻ em.

3. Mật ong thô

 

 

Mật ong chưa được tiệt trùng chứa độc chất grayanotoxin. Chất độc này có thể khiến người dùng chóng mặt và mệt mỏi, đổ mồ hôi nhiều, buồn nôn trong vòng 24 giờ.

Chỉ cần một thìa grayanotoxin đậm đặc đã có thể gây ra các triệu chứng trên. Nếu bạn tiêu thụ lượng nhiều hơn thì các triệu chứng có thể nghiêm trọng hơn.

4. Cà chua xanh

 

 

Thân và lá cà chua chứa chất độc kiềm có thể gây kích ứng dạ dày. Cà chua xanh cũng có tác hại tương tự.

Các triệu chứng phổ biến sau khi ăn cà chua xanh là đau đầu chóng mặt, nôn ói... Các chuyên gia khuyến cáo nên bỏ hạt cà chua khi chế biến. Ăn cà chua sống không tốt cho sức khỏe.

5. Cá ngừ

 

 

Cá ngừ là thực phẩm có dư lượng thủy ngân rất cao. Khi thủy ngân đã vào tới cơ thể của bạn, chúng sẽ đi qua thận và xâm nhập lên não. FDA khuyến cáo trẻ em và phụ nữ mang thai không nên ăn cá ngừ.

6. Sắn

 

 

Trong vỏ sắn có một heteroizit bị thuỷ phân trong nước thành acid cyanhydric, aceton và glucose vì vậy độc tính của sắn chủ yếu là do acid cyanhydric.

Để tránh bị ngộ độc sắn, trước khi ăn người ta bóc vỏ sắn thật sạch, sau đó ngâm sắn trong nước trước khi luộc. Ở sắn, chất độc tập trung nhiều ở phần vỏ và ruột sắn (phần xơ).

Triệu chứng ngộ độc sắn thường thấy là đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt, nhức đầu. Nặng hơn có thể sẽ khiến cơ thể co giật, đồng tử giãn, hôn mê, suy hô hấp cấp dẫn tới tử vong.

7. Hạt điều sống

 

 

Trong hạt điều sống có chứa chất độc urushiol (là chất gây hại có trong cây thường xuân). Khi ăn phải chất độc này, chúng ta có thể bị tiêu chảy, ngộ độc.

Nghiêm trọng hơn, nếu lượng urushiol cao còn có thể gây tử vong.

Bởi vậy, nếu ăn phải hạt điều chưa chín hoàn toàn, thậm chí một số nơi còn để lẫn cả hạt điều sống, khả năng gây ảnh hưởng tới sức khỏe sẽ vô cùng nghiêm trọng.

Theo khoeplus24h.vn
Nguồn: https://khoeplus24h.vn/khoe-a-z/7-thuc-pham-nen-than-trong-khi-che-bien-keo-gay-ngo-doc-cho-ca-gia-dinh-d396975.html
...