KHÁM PHÁ

Khám phá nhà thờ tộc đẹp nhất Việt Nam ở phố cổ Hội An

17/12/2018 - 18:01

Có niên đại trên 200 năm, nhà thờ tộc Trần ở phố cổ Hội An được các nhà nghiên cứu coi là một hình mẫu gốc cho kiến trúc nhà thờ tộc của người Việt thời xưa.

Nằm ở số 21 đường Lê Lợi, thành phố Hội An, nhà thờ tộc Trần là một trong những di tích lịch sử tiêu biểu của phố cổ Hội An. Các nhà nghiên cứu coi công trình này là một hình mẫu gốc cho kiến trúc nhà thờ tộc của người Việt thời xưa.

Nằm ở số 21 đường Lê Lợi, thành phố Hội An, nhà thờ tộc Trần là một trong những di tích lịch sử tiêu biểu của phố cổ Hội An. Các nhà nghiên cứu coi công trình này là một hình mẫu gốc cho kiến trúc nhà thờ tộc của người Việt thời xưa.

Theo các tư liệu lịch sử, cuối năm 1802, cụ Trần Tứ Nhạc - một vị quan thông minh, rất được vua Gia Long tin dùng - được cử đi sứ Trung Hoa. Trước khi đi ông đã xây dựng nhà thờ tộc Trần cho con cháu mai sau và cũng để báo hiếu tổ tiên.

Theo các tư liệu lịch sử, cuối năm 1802, cụ Trần Tứ Nhạc - một vị quan thông minh, rất được vua Gia Long tin dùng - được cử đi sứ Trung Hoa. Trước khi đi ông đã xây dựng nhà thờ tộc Trần cho con cháu mai sau và cũng để báo hiếu tổ tiên.

Về cách xây dựng, nhà thờ tộc Trần có nét tương đồng với nhiều ngôi nhà khác trong phố cổ Hội An như xây bằng vật liệu gỗ, lợp ngói âm dương… Nhưng điểm khác biệt là ngôi nhà nằm một khu vườn diện tích lên đến 1.500 m2, là ngôi nhà cổ có khuôn viên rộng bậc nhất Hội An.

Về cách xây dựng, nhà thờ tộc Trần có nét tương đồng với nhiều ngôi nhà khác trong phố cổ Hội An như xây bằng vật liệu gỗ, lợp ngói âm dương… Nhưng điểm khác biệt là ngôi nhà nằm một khu vườn diện tích lên đến 1.500 m2, là ngôi nhà cổ có khuôn viên rộng bậc nhất Hội An.

Ngôi nhà được xây ba gian, chia làm hai nếp nhà. Nếp nhà phía trước là không gian tiếp khách và nơi lưu trú của những người trong họ. Vật dụng chính ở đây là một bộ phản và hai bộ bàn ghế gỗ.

Ngôi nhà được xây ba gian, chia làm hai nếp nhà. Nếp nhà phía trước là không gian tiếp khách và nơi lưu trú của những người trong họ. Vật dụng chính ở đây là một bộ phản và hai bộ bàn ghế gỗ.

Nếp nhà này có một cửa chính nằm ở mặt trước và hai cửa phụ ở hai bên. Theo quan niệm

Nếp nhà này có một cửa chính nằm ở mặt trước và hai cửa phụ ở hai bên. Theo quan niệm "nam tả nữ hữu" thời xưa, cửa phụ bên phải dành cho nam giới và bên trái cho nữ giới. Quan niệm đó ngày nay không còn được áp dụng nữa.

Theo truyền thống, cửa chính của ngôi nhà dành cho những bậc cao niên và chỉ được mở vào những dịp lễ quan trọng.

Theo truyền thống, cửa chính của ngôi nhà dành cho những bậc cao niên và chỉ được mở vào những dịp lễ quan trọng.

Nếp nhà bên trong là không gian thờ cúng với một bàn thờ lớn nằm ở vị trí trung tâm và các bàn thờ nhỏ nằm xung quanh. Nội thất ở nơi đây được bài trí trang trọng, không gian cao và thoáng phía trên.

Nếp nhà bên trong là không gian thờ cúng với một bàn thờ lớn nằm ở vị trí trung tâm và các bàn thờ nhỏ nằm xung quanh. Nội thất ở nơi đây được bài trí trang trọng, không gian cao và thoáng phía trên.

Bàn thờ lớn có bài vị và hình cụ Trần Tứ Nhạc mặc triều phục oai nghiêm, cùng chiếc lư đồng quanh năm nghi ngút khói hương. Trước bàn thờ là cặp đèn lồng lớn.

Bàn thờ lớn có bài vị và hình cụ Trần Tứ Nhạc mặc triều phục oai nghiêm, cùng chiếc lư đồng quanh năm nghi ngút khói hương. Trước bàn thờ là cặp đèn lồng lớn.

Sau bàn thờ có rất nhiều hộp gỗ, mỗi hộp gỗ tượng trưng cho một người đã mất của tộc Trần. Bên trong hộp ghi lại tên tuổi và tiểu sử của người đã mất, cùng với một số di vật cá nhân quan trọng.

Sau bàn thờ có rất nhiều hộp gỗ, mỗi hộp gỗ tượng trưng cho một người đã mất của tộc Trần. Bên trong hộp ghi lại tên tuổi và tiểu sử của người đã mất, cùng với một số di vật cá nhân quan trọng.

Giữa hai nếp nhà ngoài và trong có một ngạch cửa được dùng như chướng ngại vật, nhắc nhở mọi người khi vào bên trong phải cúi đầu làm lễ. Cả ngày và đêm, không gian trong ngôi nhà được rọi sáng bằng những chiếc đèn lồng truyền thống của phố cổ Hội An.

Giữa hai nếp nhà ngoài và trong có một ngạch cửa được dùng như chướng ngại vật, nhắc nhở mọi người khi vào bên trong phải cúi đầu làm lễ. Cả ngày và đêm, không gian trong ngôi nhà được rọi sáng bằng những chiếc đèn lồng truyền thống của phố cổ Hội An.

Mỗi bộ vì kèo, bàn ghế, hoành phi, liễn đối, khám thờ... của nhà cổ tộc Trần đều là những tác phẩm chạm khắc tinh tế, cầu kỳ. Đề tài trang trí rất sinh động, với những đường nét hoa văn giàu tính nghệ thuật.

Mỗi bộ vì kèo, bàn ghế, hoành phi, liễn đối, khám thờ... của nhà cổ tộc Trần đều là những tác phẩm chạm khắc tinh tế, cầu kỳ. Đề tài trang trí rất sinh động, với những đường nét hoa văn giàu tính nghệ thuật.

Hàng năm, vào ngày giỗ của dòng họ, tất cả bà con họ Trần lại tụ tập lại ở ngôi nhà cổ 200 tuổi, cùng nhau hương khói để tỏ lòng biết ơn tổ tiên.

Hàng năm, vào ngày giỗ của dòng họ, tất cả bà con họ Trần lại tụ tập lại ở ngôi nhà cổ 200 tuổi, cùng nhau hương khói để tỏ lòng biết ơn tổ tiên.

Không chỉ là một công trình thờ tự của gia tộc, nhà cổ tộc Trần cũng là một trong những điểm tham quan chính, thu hút đông đảo du khách ở phố cổ Hội An.

Không chỉ là một công trình thờ tự của gia tộc, nhà cổ tộc Trần cũng là một trong những điểm tham quan chính, thu hút đông đảo du khách ở phố cổ Hội An.

Theo Quốc Lê/kienthuc.net.vn
Nguồn: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/kham-pha-nha-tho-toc-dep-nhat-viet-nam-o-pho-co-hoi-an-1154977.html#p-13
...