SỐNG KHỎE

Đau trên đỉnh đầu - nguyên nhân và cách điều trị

18/09/2019 - 10:30

Đau trên đỉnh đầu thường xuyên là triệu chứng cảnh báo nguy hiểm đối với sức khỏe, thậm chí có thể gây tử vong cho người bệnh.

Nội dung bài viết

  • 1. Đau trên đỉnh đầu là bệnh gì?
    • Đau trên đỉnh đầu bên phải
    • Đau trên đỉnh đầu bên trái
  • 2. Nguyên nhân đau trên đỉnh đầu
    • Do thay đổi thời tiết đột ngột
    • Căng thẳng tâm lý
    • Huyết áp cao
    • Hội chứng đau nửa đầu Migraine (đau đầu vận mạch)
    • Thiếu máu não
    • Viêm xoang mũi
    • Chán ăn
    • Thiếu ngủ
    • Sử dụng quá nhiều chất kích thích
  • 3. Khắc phục và ngăn ngừa hiện tượng đau nhói trên đỉnh đầu
    • Những cách khắc phục hiện tượng đau đỉnh đầu
    • Cách phòng ngừa chứng đau ở đỉnh đầu

Đau đầu không chỉ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu mà còn gây ra nhiều phiền toái trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Căn bệnh này xảy ra đối với tất cả mọi người với nhiều triệu chứng khác nhau. Trong đó, hiện tượng đau trên đỉnh đầu được xem là triệu chứng của một căn bệnh nguy hiểm nào đó. Vì vậy người bệnh cần đến bác sĩ thăm khám để tìm ra nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả. Sau đây là những thông tin cần thiết bạn nên tham khảo về căn bệnh đau trên đỉnh đầu.

1. Đau trên đỉnh đầu là bệnh gì?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, đau trên đỉnh đầu là hiện tượng người bệnh cảm thấy đau, nhức ở vùng hộp sọ và mặt. Tùy vào cơ địa của từng người mà mức độ nặng nhẹ của những cơn đau có khác nhau. Những yếu tố bên ngoài như áp lực công việc, stress, ô nhiễm môi trường,... cũng gây ảnh hưởng và làm bệnh đau trên đỉnh đầu gia tăng.

Bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng như chóng mặt, hoa mắt trước khi bị đau đầu. Cơn đau thường diễn ra ở các vị trí đỉnh đầu hay nửa bên đầu, phổ biến là:

Đau trên đỉnh đầu bên phải

Cơn đau chỉ tập trung ở nửa đỉnh đầu bên phải kèm với các cảm giác đau đầu lan khắp vùng hộp sọ và mặt.

Đau trên đỉnh đầu bên trái

Là triệu chứng đau ở nửa đầu bên trái, kèm cảm giác mệt mỏi, khó chịu. Có một số người bị đau nhói nửa đầu bên trái trong một thời gian dài không dứt làm ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống.

 Hiện tượng đau trên đỉnh đầu là cảm giác đau nhức ở vùng hộp sọ và mặt - Ảnh minh họa: Internet

 Hiện tượng đau trên đỉnh đầu là cảm giác đau nhức ở vùng hộp sọ và mặt - Ảnh minh họa: Internet

Những con đau này có thể chỉ xuất hiện một vài phút rồi tự khỏi, có khi kéo dài từ 4-5 tiếng, thậm chí là 2-3 ngày và tái phát 1-2 cơn trong tuần. Bên cạnh đó, cơn đau đầu thường xảy ra vào lúc nửa đêm, gần sáng làm ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

2. Nguyên nhân đau trên đỉnh đầu

Đau trên đỉnh đầu là triệu chứng của nhiều căn bệnh khác nhau. Theo khảo sát của hội dịch tễ, hàng năm có khoảng 1-4% ca tử vong do các bệnh đau đầu trong đó có nhiều trường hợp liên quan đến bệnh đau trên đỉnh đầu. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh đau đỉnh đầu. Dưới đây là một vài nguyên nhân chính mà người bệnh hay gặp phải:

Do thay đổi thời tiết đột ngột

Thời tiết chuyển mùa, lúc mưa lúc nắng hay lúc nóng lúc lạnh,... là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh đau trên đỉnh đầu, vùng trán, vùng trên lông mày hay hai hốc mắt. Người bệnh cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. Nhiều trường hợp còn bị sốt, buồn nôn, nôn,...

Căng thẳng tâm lý

Căng thẳng, stress cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng đau đầu, có thể là một bệnh hay trên đỉnh đầu. Bệnh này thường xuất hiện ở những người tuổi trung niên, những người hay lo âu, trầm cảm. Người bệnh sẽ cảm thấy đau hai bên đầu, bắt đầu từ vùng dưới chẩm hay hai bên thái dương rồi lan ra cả đầu.

 Căng thẳng tâm lý, stress quá mức cũng là nguyên nhân gây ra bệnh đau trên đỉnh đẩu - Ảnh minh họa: Internet

 Căng thẳng tâm lý, stress quá mức cũng là nguyên nhân gây ra bệnh đau trên đỉnh đẩu - Ảnh minh họa: Internet

Huyết áp cao

Những người bị huyết áp cao, khi áp lực máu tăng cao, tác động mạnh vào những thành mạch làm xuất hiện nguy cơ xơ vữa động mạch hay giãn mạch máu. Từ đó gây ra triệu chứng đau trên đỉnh đầu.

Hội chứng đau nửa đầu Migraine (đau đầu vận mạch)

Người bệnh thường xảy ra các triệu chứng đau trên đỉnh đầu, đau nửa đầu hay đau cả đầu, cảm giác giật nhói như mạch đập, đau từng cơn. Kèm theo đó là các triệu chứng buồn nôn, nôn, sợ tiếng ồn, sợ ánh sáng,...

Thiếu máu não

Thiếu máu não do nhiều nguyên nhân gây ra như suy nhược cơ thể, mạch máu bị chèn ép, các bệnh lý liên quan tới tim mạch,... Các bệnh nhân bị thiếu máu não thường có cảm giác đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, mất thăng bằng khi thay đổi tư thế đội ngột. Tuy nhiên những cơn đau đầu thường không dữ dội mà diễn ra âm ỉ nặng nề, như có vật gì chèn vào đầu.

 Nguyên nhân gây ra chứng đau trên đỉnh đầu - Ảnh minh họa: Internet

 Nguyên nhân gây ra chứng đau trên đỉnh đầu - Ảnh minh họa: Internet

Viêm xoang mũi

Bệnh nhân viêm xoang mũi thường bị đau trên đỉnh đầu hay cảm giác bị đè nặng ở trán, hai bên má, mũi và giữa hai mắt. Triệu chứng kèm theo là sốt, nghẹt mũi, chức năng khứu giác suy giảm,...

Chán ăn

Những người thường xuyên bỏ bữa, chán ăn sẽ khiến cơ thể mệt mỏi. Đây cũng là nguyên nhân gây ra bệnh đau trên đỉnh đầu.

Thiếu ngủ

Khi bạn ngủ không ngon giấc, không đủ giấc sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và cảm thấy đầu đau nhức.

Sử dụng quá nhiều chất kích thích

Sử dụng quá nhiều chất kích thích như bia, rượu, thuốc là,... có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, nhất là khiến người bệnh cảm thấy đau đầu. Nếu bạn không tìm giảm việc này lại sẽ khiến tình trạng nặng hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tính mạng.

3. Khắc phục và ngăn ngừa hiện tượng đau nhói trên đỉnh đầu

Đau trên đỉnh đầu hay bất cứ dấu hiệu nào liên quan đến đau đầu cũng là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe không tốt của cơ thể. Trừ một số trường hợp đau đầu thông thường do thay đổi thời tiết, còn lại bạn không nên chủ quan mà cần phải đến gặp bác sĩ để thăm khám và tư vấn điều trị hiệu quả.

Những cách khắc phục hiện tượng đau đỉnh đầu

Nếu mắc phải tình trạng đau trên đỉnh đầu, bạn cần xác định rõ nguyên nhân để tìm cách điều trị hợp lý và hiệu quả. Một số cách đơn giản bạn có thể áp dụng như sau:

Nghỉ ngơi, thư giãn: Khi bị đau nhức đầu, cách tốt nhất là nằm nghỉ ngơi, thư giãn, dừng các hoạt động và tránh áp lực công việc. Bên cạnh đó, bạn nên tránh những nơi đông đúc, ồn ào, chật chội để đầu óc được thoải mái. Nếu đang ở nơi làm việc, bạn có thể nghe một bản nhạc nhẹ nhàng yêu thích hoặc đi ra ngoài vài phút để hít thở không khí trong lành.

Mát-xa giảm đau: Đây cũng là cách hiệu quả được nhiều người áp dụng. Hãy để cơ thể được thả lỏng, điều chỉnh nhịp thở. Trước hết, bạn dùng khăn mát đắp lên mắt khoảng 30-45 giây. Sau đó mát-xa vùng sọ nhẹ nhàng từ trên xuống dưới để cơ thể làm quen. Rồi lần lượt mát-xa các vùng trán, thái dương. Chú ý tạo không gian thoáng mát, cường độ ánh sáng nhẹ nhàng để người bệnh cảm thấy thư giãn.

 Thực hiện mát-xa để đầu óc thư giãn, đẩy lùi cơn đau đầu khó chịu - Ảnh minh họa: Internet

 Thực hiện mát-xa để đầu óc thư giãn, đẩy lùi cơn đau đầu khó chịu - Ảnh minh họa: Internet

Ngủ một giấc: Khi bị đau trên đỉnh đầu, bạn hãy ngủ một giấc có thể là 15 phút để cơ thể nạp lại năng lượng và cơn đau đầu cũng sẽ biến mất.

 Ngủ một giấc cũng là cách giúp đầu óc thoải mái, dễ chịu - Ảnh minh họa: Internet

 Ngủ một giấc cũng là cách giúp đầu óc thoải mái, dễ chịu - Ảnh minh họa: Internet

Cách phòng ngừa chứng đau ở đỉnh đầu

Điều chỉnh chế độ sinh hoạt: Bạn cần cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể không làm việc quá sức hay bị stress, căng thẳng. Ngoài ra, bạn cũng nên tự tạo cho mình một tinh thần thoải mái, vui vẻ.

Thực hiện chế độ ăn uống khoa học: Việc chán ăn, bỏ ăn, ăn uống thiếu khoa học sẽ dẫn đến hiện tượng đau trên đỉnh đầu. Do vậy, bạn cần điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý để tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Đồng thời, tránh các chất kích thích gây hại cho cơ thể như bia, rượu, thuốc lá, cà phê...

 Thăm khám bác sĩ định kỳ để chẩn đoán và điều trị các bệnh liên quan đến đau đầu - Ảnh minh họa: Internet

 Thăm khám bác sĩ định kỳ để chẩn đoán và điều trị các bệnh liên quan đến đau đầu - Ảnh minh họa: Internet

Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên: Tăng cường vận động cho cơ thể với những bài tập thể thao phù hợp cũng là cách giảm thiếu nguy cơ bị đau đầu khó chịu. Tuy nhiên bạn cũng không nên tập quá nhiều, chỉ cần duy trì thực hiện từ 30-40 phút mỗi ngày là đủ.

Khám sức khỏe định kỳ: Thăm khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp bạn kịp thời phát hiện những căn bệnh nguy hiểm. Vì vậy khi thấy có dấu hiệu đau trên đỉnh đầu thường xuyên bạn nên đến ngay các cơ sở ý tế để được chẩn đoán và điều trị.

Theo Kim Phượng/Phụ Nữ Sức Khỏe
Nguồn: https://phunusuckhoe.vn/dau-tren-dinh-dau-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-benh-thong-thuong-c25a326430.html
...