SỐNG KHỎE

Bệnh teo não và những vấn đề cần biết

23/08/2019 - 16:30

Bệnh teo não làm cho các chức năng của hệ thần kinh - bộ phận có vai trò điều khiển mọi chức năng của cơ thể bị ảnh hưởng gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng.

Bệnh nhân bị bệnh teo não dễ bị mất định hướng nên hay vấp ngã, làm tăng nguy cơ gãy xương, thậm chí dẫn đến các chấn thương nghiêm trọng vùng đầu như xuất huyết nội sọ rất nguy hiểm.

Bệnh teo não ở trẻ em

Teo não là bệnh lý thoái hóa thần kinh thường xảy ra ở người có tuổi và đặc biệt phổ biến nhất là độ tuổi trên 60. Tuy nhiên, người trẻ tuổi, mới ngoài 30, 40 thậm chí là trẻ em vẫn có nguy cơ mắc phải bệnh nếu không biết cách dự phòng từ sớm.

Bệnh teo não ở trẻ nhỏ được xem là một hội chứng bẩm sinh gây khiếm khuyết, dị dạng não hoặc thoái hóa chức năng não bộ. Đặc điểm chung ở các bệnh nhi teo não là có kích thước đầu nhỏ hơn so với người bình thường. Nguyên nhân là do cấu trúc não bộ không được hoàn thiện.

Trẻ em bị bệnh teo não ngay từ khi mới sinh ra đã bị những tác động bất thường làm ảnh hưởng đến khả năng phát triển não bộ. Khi bị teo não, các chức năng quan trọng của hệ thần kinh trung ương như vận động hay tư duy sẽ bị khiếm khuyết.

Bệnh lý này có thể để lại các di chứng nặng nề về sau cho trẻ như: liệt nửa người, mất hoặc suy giảm trí nhớ, bị rối loạn ý thức hoặc mất chức năng nhận thức.

 Bệnh teo não ở trẻ em có thể xem là hội chứng bẩm sinh gây khiếm khuyết, dị dạng não, thoái hóa chức năng não bộ - Ảnh minh họa: Internet

 Bệnh teo não ở trẻ em có thể xem là hội chứng bẩm sinh gây khiếm khuyết, dị dạng não, thoái hóa chức năng não bộ - Ảnh minh họa: Internet

Triệu chứng bệnh teo não

Khi có những dấu hiệu sau đây bạn có thể đã mắc bệnh teo não:

Mất trí nhớ: Đây là triệu chứng đầu tiên và xuất hiện sớm nhất đối với bệnh nhân mắc bệnh teo não. Chứng mất trí nhớ sẽ ngày càng nặng và không thể hồi phục hoàn toàn. Bệnh nhân có thể mất trí nhớ gần (quên những sự việc, sự vật vừa mới xảy ra).

Dần dần sẽ dẫn đến mất trí nhớ xa, tức là quên ngày, tháng, quên tên vợ con hay những người thân nhất của mình. Nghiêm trọng hơn là lúc ra khỏi nhà thì quên đường về, quên rửa mặt, quên luôn những việc đơn giản nhưng thiết yếu hàng ngày như cài cúc áo.

Rối loạn ngôn ngữ cũng là một biểu hiện sớm của bệnh nhân bị teo não. Cụ thể là họ khó tìm từ để biểu hiện ý tưởng, khó phát âm, nói không trôi chảy rồi sẽ mất dần khả năng ngôn ngữ.

Rối loạn phối hợp động tác: lúc này bệnh nhân không còn chú ý đến trang phục hay cách ăn mặc của bản thân. Lúc mặc quần áo rất khó khăn, khó thực hiện những công việc quen thuộc hằng ngày.

Bệnh nhân còn thường xuyên bị yếu cơ, run, hay bị chuột rút. Những chứng bệnh này là ảnh hưởng đến các công việc vệ sinh cá nhân như tắm, rửa hay đơn giản là thay quần áo...

Rối loạn chức năng nhận thức khi bị mất trí nhớ một thời gian sẽ dẫn đến rối loạn khả năng nhận thức. Lúc này người bệnh dần không còn khả năng định hướng không gian hay thời gian, không tính được các phép toán đơn giản nhất...

Trầm cảm: theo nghiên cứu y học gần đây, có đến 25,85% bệnh nhân có triệu chứng trầm cảm khi mới phát bệnh teo não. Tuy nhiên các dấu hiệu lại hay trái ngược nhau và cũng không ổn định nhưng khó nhận ra. Chẳng hạn sẽ có lúc bệnh nhân có ý định tự sát, nhưng ngay sau đó lại xuất hiện khoái cảm khiến tâm trạng vui vẻ trở lại.

 Biểu hiện của bệnh teo não thường bắt đầu ở việc thay đổi tính tình và suy giảm trí nhớ - Ảnh minh họa: Internet

 Biểu hiện của bệnh teo não thường bắt đầu ở việc thay đổi tính tình và suy giảm trí nhớ - Ảnh minh họa: Internet

Ở 10,30% số bệnh nhân bị teo não khác thì biểu hiện thường gặp là hoang tưởng mình đang bị ai đó hại, nhưng đôi khi cũng bị ảo tưởng về thị giác vì thấy các hình ảnh kỳ quái.

Nguyên nhân bệnh teo não

Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh teo não cao nhất là những người cao tuổi. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là bệnh teo não có thể do di truyền hoặc do các bệnh từ hệ thống mạch máu đang nuôi dưỡng não như hẹp động mạch cảnh, dị dạng mạch máu hay thậm chí là xơ vữa động mạch.

Tốc độ tiến triển của teo não thường phụ thuộc vào các bệnh sau:

Đầu tiên là bị chấn thương sọ não.

Thứ hai là đột quỵ, do sự gián đoạn đột ngột, bất ngờ của nguồn cung cấp máu trong não.

Sử dụng steroid thường xuyên.

Bệnh Alzheimer cũng là một nguyên nhân phổ biến gây teo não.

Bại não.

Người già mất trí nhớ, trí tuệ dần sa sút do xơ vữa mạch máu.

Bệnh pick, gây ra sự phá hủy dần các tế bào thần kinh trong não.

Bệnh Huntington.

Leukodystrophy và bệnh Krabbe.

Bệnh đa xơ cứng, gây viêm nhiễm, tổn thương myelin, và tổn hại đến trong mô não.

Bệnh động kinh.

Chứng chán ăn tâm thần và các rối loạn khác trong ăn uống

Do mất cân bằng trong việc hấp thu dinh dưỡng từ thực phẩm.

Bị tiểu đường loại II.

Encephalomyopathies ty lạp thể, chẳng hạn như hội chứng Kearns-Sayre.

Đã hoặc đang bị viêm não, viêm cấp tính ở não.

Nhiễm trùng từ trong não hoặc tủy sống.

Mắc AIDS và các bệnh của hệ thống miễn dịch.

Ngoài ra, cơ thể thiếu vitamin B12 cũng là một nguyên nhân gây mắc bệnh teo não. Theo nghiên cứu khoa học tại Anh, nếu cơ thể một người bình thường thiếu hụt vitamin B12 thì phần não có thể bị teo.

Điều đáng lưu ý là nếu lượng vitamin B12 càng thấp thì thể tích não càng giảm. Nghiêm trọng hơn là những người có mức vitamin B12 thấp nhất trong cơ thể thì thể tích não cũng bị giảm tới 1/6 so với những người có nồng độ vitamin B12 trong cơ thể cao nhất.

 Mắc bệnh tiểu đường cũng là nguyên nhân gây bệnh teo não - Ảnh minh họa: Internet

 Mắc bệnh tiểu đường cũng là nguyên nhân gây bệnh teo não - Ảnh minh họa: Internet

Bệnh teo não có nguy hiểm không?

Khi não bị teo, khả năng kết nối các tế bào thần kinh gặp trục trặc thì việc truyền dẫn thông tin từ não bộ tới các bộ phận khác của cơ thể sẽ sai lệch gây ra sự rối loạn chức năng hoạt động trầm trọng. Cuối cùng bệnh nhân có thể bị tử vong. Bệnh gây ra những triệu chứng như:

Sa sút trí tuệ, rối loạn cảm xúc, đi lại khó khăn.

Mất trí nhớ: là triệu chứng đầu tiên và xuất hiện rất sớm, ngày càng nặng và không hồi phục. bệnh nhân thường mất trí nhớ gần (quên những sự vật mới xảy ra). Dần dần họ quên ngày, tháng, quên tên vợ con mình. Khi ra khỏi nhà thì quên đường về, quên rửa mặt, quên cài cúc áo, quên mặt vợ (hoặc chồng) của mình.

Rối loạn ngôn ngữ: biểu hiện sớm và khó tìm từ để biểu hiện ý tưởng. Họ khó phát âm, nói không trôi chảy sau đó mất dần khả năng ngôn ngữ.

Đặc biệt, khi bệnh nặng tới giai đoạn muộn thì người bệnh các cơ quan như: dạ dày, tá tràng… đi tới tình trạng thực vật, mất sự hoạt động…

Một điểm nữa, khi vào giai đoạn nặng, người bệnh thường bị mất định hướng và dễ dàng bị vấp ngã, làm tăng nguy cơ gãy xương.

Hơn nữa, té ngã thường làm chấn thương đầu nặng, như xuất huyết nội sọ, bệnh nhân phải chịu phẫu thuật nằm viện dài ngày, càng làm tăng nguy cơ huyết khối trong não, tim, phổi, loét da do tư thế,… tất cả đều đe dọa nghiêm trọng mạng sống người bệnh.

Vậy người mắc bệnh teo não sống được bao lâu? Điều đáng tiếc là hiện nay hầu hết những người mắc bệnh teo não chỉ sống được một thời gian ngắn từ khi bệnh có biểu hiện rõ, tức là từ khoảng 4-8 năm bởi bệnh có diễn biến rất phức tạp.

Cách chữa bệnh teo não

Dùng thuốc Tây y

Bệnh teo não có thể được chữa khỏi nhờ vào một số loại thuốc Tây y bằng cách khắc phục tình trạng bệnh và cải thiện hệ thần kinh.

Tuy nhiên, sử dụng quá nhiều thuốc cũng không hẳn là biện pháp tốt mà sẽ làm xuất hiện thêm các tác dụng không mong muốn như đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi…

 Một số loại thuốc Tây y giúp khắc phục tình trạng bệnh teo não - Ảnh minh họa: Internet

 Một số loại thuốc Tây y giúp khắc phục tình trạng bệnh teo não - Ảnh minh họa: Internet

Vì vậy, trước khi sử dụng thuốc nên tham khảo bác sĩ về liều lượng và thời gian sử dụng như thế nào cho hợp lý, hiệu quả mà vẫn an toàn. Một số loại thuốc có chứa các thành phần Anthocyanin và Pterostilbene có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh.

Dùng thuốc Đông y

Bệnh teo não cũng có thể được chữa trị bằng một số bài thuốc Đông y và Nam y như:

Bài thuốc trị thể tâm tỳ đều hư bao gồm các vị: nhân sâm, 12g toán táo nhân, phục linh, sinh địa, đương quy, thực địa mỗi vị lấy đúng 9g, bá nhân tử và ngũ vị tử mỗi loại 6g, cam thảo 3g.

Bài thuốc từ cây thông đất:

Thông đất mang phơi khô, sắc thành thuốc uống trong ngày, trước mỗi bữa ăn.

 Cây thông đất có tác dụng phục hồi trí nhớ, điều trị chứng teo não và các bệnh lý liên quan đến tổn thương dây thần kinh tốt - Ảnh minh họa: Internet

 Cây thông đất có tác dụng phục hồi trí nhớ, điều trị chứng teo não và các bệnh lý liên quan đến tổn thương dây thần kinh tốt - Ảnh minh họa: Internet

Bệnh teo não nên ăn gì?

Các nghiên cứu khoa học và thực tế rút ra kết luận rằng người mắc bệnh teo não là do có chế độ ăn uống quá nhiều mỡ, chất béo bão hòa với lượng cholesterol lớn nên cần hạn chế dùng các thực phẩm có chứa nhiều chất này.

Dù omega – 3 cũng được xem là dạng mỡ nhưng đây lại là loại có tác dụng chống lão hóa tế bào thần kinh não tốt nên người bệnh vẫn có thể dùng. Tuy vậy, mỗi người cũng  chỉ nên tiêu thụ dưới 30% nhu cầu hàng ngày.

Bên cạnh đó cần ăn nhiều loại rau quả sậm màu vì chúng có tác dụng chống lại sự lão hóa não rất tốt.

Ngoài ra cần bổ sung đậu nành vào khẩu phần ăn hàng ngày của cơ thể vì thực phẩm này có chứa thành phần giống như estrogen - có tác dụng chống lại bệnh Alzheimer.  Chất này cũng rất tốt cho phụ nữ sau khi mãn kinh.

Chế độ ăn của người mắc bệnh teo não cần phải đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Lưu ý tránh ăn những thực phẩm có nhiều dầu mỡ, tăng cường lượng vitamin và khoáng chất bổ dưỡng cho não bộ có trong các loại hạt, ngũ cốc và các loại rau xanh, trứng, thịt gà…

Một số thực phẩm giàu canxi như cá biển, súp lơ, hạnh nhân,… cũng rất tốt cho người đang bị teo não.

 Những loại thực phẩm tốt cho người bị teo não - Ảnh minh họa: Internet

 Những loại thực phẩm tốt cho người bị teo não - Ảnh minh họa: Internet

Phòng ngừa bệnh teo não

Để phòng chống bệnh teo não cũng như tránh suy giảm trí nhớ cần thực hiện những nguyên tắc sau đây:

Sử dụng thực phẩm tốt cho sức khỏe

Hạn chế sử dụng chất kích thích có hại cho sức khỏe.

Tránh xa thuốc lá, ngăn ngừa béo phì và đái tháo đường vì đây chính là nguyên nhân gây bệnh teo não, dẫn đến suy giảm và trì trệ trí óc.

Có chế độ sinh hoạt điều độ phù hợp.

Tập thể dục thường xuyên cũng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer từ đó ngăn ngừa bệnh teo não.

Ngủ đủ giấc, ngủ đủ 8 tiếng/ ngày và hạn chế thức khuya để giúp cho cơ thể được nghỉ ngơi, tránh để tình trạng mệt mỏi, căng thẳng vào sáng hôm sau.

Theo Thanh Giang/Phụ nữ Sức Khỏe
Nguồn: https://phunusuckhoe.vn/benh-teo-nao-va-nhung-van-de-can-biet-c25a324704.html
...