SỐNG KHỎE

Cách nhận biết trẻ em bị quai bị

16/05/2022 - 14:00

Bệnh quai bị do virus gây ra (thuộc nhóm Paramyxovirus), đây là bệnh khá phổ biến, thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi, đặc biệt tập trung ở trẻ từ 6 đến 10 tuổi.

Cách nhận biết bệnh quai bị ở trẻ em

Bệnh quai bị do virus gây ra (thuộc nhóm Paramyxovirus), đây là bệnh khá phổ biến, thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi, đặc biệt tập trung ở trẻ từ 6 đến 10 tuổi. Nguồn ảnh: Internet.

Bệnh quai bị do virus gây ra (thuộc nhóm Paramyxovirus), đây là bệnh khá phổ biến, thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi, đặc biệt tập trung ở trẻ từ 6 đến 10 tuổi. Nguồn ảnh: Internet.

Bệnh quai bị do virus gây ra (thuộc nhóm Paramyxovirus), đây là bệnh khá phổ biến, thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi, đặc biệt tập trung ở trẻ từ 6 đến 10 tuổi. Bệnh quai bị rất dễ lây qua đường hô hấp khi nước bọt của người nhiễm bệnh phát tán ra ngoài không khí khi nói chuyện, ho, hắt hơi. Sau khi vào cơ thể, virus sẽ bám vào niêm mạc mũi, miệng, kết mạc, sau đó theo đường máu xâm nhập vào nội tạng và gây các triệu chứng bệnh. Người bệnh có thể lây cho người khác trước cả khi biết mình mắc bệnh, khoảng 1 tuần trước khi tuyến mang tai sưng lên kéo dài đến 2 tuần sau khi thấy sưng tuyến mang tai, 2 ngày trước khi viêm tuyến mang tai là thời gian lây mạnh nhất. Bệnh dễ phát thành dịch vào mùa đông xuân, ở những nơi tập trung đông người như nhà trẻ, trường học, khu tập thể,...

Cách triệu chứng của bệnh quai bị ở trẻ nhỏ như sau:

Trước khi phát bệnh 1-2 ngày, trẻ sẽ cảm thấy khó ở trong người. Trẻ khởi phát bệnh bằng triệu chứng sốt từ 38-39 độ C, kéo dài trong 3-4 ngày. Trẻ mệt mỏi, ăn ngủ kém, nhức tai, đau đầu, cảm giác ớn lạnh, sợ gió

Sau sốt 24-28 giờ, xuất hiện triệu chứng viêm tuyến mang tai, lúc đầu chỉ sưng một bên, sau 1-2 ngày sưng tiếp bên kia, thường sưng cả hai bên, ít khi sưng một bên. Hai bên sưng không đối xứng, một bên sưng to, một bên sưng nhỏ. Khi tuyến mang tai sưng to có thể làm mất rãnh trước và sau tai, gây biến dạng mặt, mặt phình to, cằm xệ, cổ bành. Da vùng tuyến mang tai bị sưng căng, bóng, không đỏ, sờ nóng, đau, ấn không lõm.

Trẻ đau hàm khi há miệng, khi nhai, nuốt, cảm giác đau lan ra tai, họng viêm đỏ, sưng hạch góc hàm.

Hướng dẫn mẹ cách chăm sóc khi trẻ bị quai bị

Khi nghi ngờ trẻ bị bệnh, mẹ nên đưa con đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và hướng dẫn điều trị bệnh. Hiện nay, chưa có loại thuốc đặc hiệu nào có thể điều trị được bệnh quai bị. Cách tốt nhất là điều trị theo triệu chứng và để bệnh nhân được nghỉ ngơi tuyệt đối, hơn nữa, căn bệnh này có thể lây nhiễm, vì thế nên để trẻ cách ly ít nhất khoảng 15 ngày khi phát hiện bệnh.

Dưới đây là một số hướng dẫn về cách chăm sóc khi trẻ bị quai bị mà các bậc phụ huynh có thể tham khảo: 

Nên cho trẻ uống thật nhiều nước, nhưng bố mẹ lưu ý, chỉ nên cho con uống nước lọc. Không nên cho trẻ uống nước ngọt hay nước trái cây vì những loại nước này có thể gây ra tình trạng kích thích sản xuất nước bọt và khiến trẻ bị đau nhiều hơn. 

Mẹ có thể áp dụng chườm lạnh để giảm triệu chứng sưng và đau cho con. 

Khi bị bệnh, trẻ thường chán ăn và bị đau khi nhai, vì thế, mẹ nên lựa chọn những loại thức ăn mềm, dễ ăn, chẳng hạn như cháo. 

Tránh cho con ăn một số loại quả như cam, chanh, bưởi,… vì những loại quả này có tính axit cao khiến triệu chứng bệnh thêm nặng. Bên cạnh đó, mẹ cũng không nên cho trẻ ăn những loại thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ. 

Bổ sung các loại rau xanh cho trẻ.

Để trẻ được nghỉ ngơi tuyệt đối. 

Nên cho con súc miệng thường xuyên, có thể súc miệng bằng nước muối sinh lý hay nước muối ấm,…

Mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc cho con khi không có chỉ định của bác sĩ hoặc tự ý mua một số loại thuốc đắp lên vùng bị sưng của con. Điều này không những không giúp con khỏi bệnh mà còn khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Không nên để trẻ chạy nhảy hoặc hoạt động nhiều trong những ngày bị bệnh.

Theo TIÊU DÙNG
Nguồn: https://tieudung.vn/khoe-dep/cach-nhan-biet-tre-em-bi-quai-bi-63822.html
...